Một trong những cách để người lao động tự do được hưởng lương hưu khi về già chính là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Vậy mức đóng BHXH tự nguyện năm 2023 là bao nhiêu?
Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Việc làm 2013 thì tiền lương làm căn cứ đóng BHTN như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 36.000.000 đồng.
- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa như sau:
Một số lưu ý khi đóng BHXH, BHYT, BHTN
Theo hướng dẫn tại Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 thì
- Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 922/VBHN-BHXH Quyết định Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.
- Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động (HĐLĐ) trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
- Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
- Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Từ ngày 01/7/2023 thì mức lương cơ sở chính thức tăng lên 1.8 triệu đồng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Do đó. tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2023 là 36.000.000 đồng.
Trả lương theo sản phẩm là gì? Ưu và nhược điểm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương mà người lao động được tính lương theo số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ thực hiện.
Hình thức trả lương này khuyến khích nhân viên tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và thúc đẩy năng suất, hiệu quả công việc. Đối với hình thức này, việc tính lương thông thường dựa vào một đơn giá tiền lương cho mỗi sản phẩm hoàn thành.
Trả lương theo sản phẩm có các ưu và nhược điểm như sau:
Tạo động lực và năng suất làm việc hiệu quả.
Giúp nâng cao trình độ và khuyến khích sự sáng tạo của người lao động.
Cải tiến việc sử dụng máy móc, dụng cụ lao động.
Có thể dễ dàng tính toán và kiểm soát tiền lương của lao động.
Hỗ trợ việc cải tiến tổ chức lao động, kiểm định chất lượng.
Tự chủ về mặt tiền lương cho lao động.
Thuận lợi trong việc khiếu nại, kiện toàn định mức.
Giúp tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và loại ích tập thể;
Rèn luyện ý thức trách nhiệm và tính đoàn kết của người lao động.
Tạo ra áp lực tập trung vào số lượng hơn chất lượng.
Khả năng kiểm soát kém có thể dẫn đến các sản phẩm không đạt chất lượng.
Có xu hướng cạnh tranh cao, có thể làm hạn chế lợi ích tập thể.
Tạo ra sự ảnh hưởng đến tự do, chủ động đối với những lao động trẻ.
Tạo môi trường ưu tiên cho việc theo đuổi lợi ích cá nhân và ỷ lại trong quan hệ cá nhân với tập thể.
Có thể tạo ra sự không công bằng giữa lao động làm nhiều và ít việc.
Cách tính lương theo sản phẩm thế nào?
Đối với mỗi hình thức trả lương theo sản phẩm sẽ có cách tính riêng, cụ thể như sau:
- Tính lương theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức mà người lao động nhận lượng theo số lượng sản phẩm mà họ tạo ra và chất lượng của các sản phẩm đó. Đơn giá tiền công trên sản phẩm được xác định trước và theo thỏa thuận của các bên. Hình thức này áp dụng cho lao động đóng vai trò trực tiếp trong việc sản xuất và cung cấp dịch vụ, như: chế tạo, sản xuất, lắp ráp,...
Công thức tính lương: Lương theo sản phẩm = Số sản phẩm hoàn thành x Đơn giá 1 sản phẩm.
- Tính lương theo sản phẩm gián tiếp: Là hình thức tính lượng theo sản phẩm của công nhân chính (người trực tiếp tạo ra sản phẩm) và đơn giá để phục vụ cho mỗi đơn vị sản phẩm. Hình thức này thường áp dụng cho công nhân đóng vai trò phụ - người hỗ trợ lao động chính trong sản xuất, hoàn thành sản phẩm.
Công thức tính lương: Lương theo sản phẩm = Số sản phẩm của công nhân chính hoàn thành x Đơn giá 1 sản phẩm.
- Tính lương theo sản phẩm tập thể: Là hình thức trả lương thường áp dụng đối với các công việc có nhiều người cùng thực hiện. Nhóm người lao động được xem như là một đơn vị cụ thể, lương được tính theo số lượng sản phẩm mà tập thể tạo ra. Hình thức này thường áp dụng đối với các dự án nhóm hoặc công việc tập thể, sản xuất sản phẩm cần sự phối hợp của nhiều người.
Công thức tính lương: Lương theo sản phẩm = Số sản phẩm tập thể hoàn thành x Đơn giá 1 sản phẩm.
- Tính lương theo sản phẩm có thưởng: Là hình thức trả lương mà người lao động được nhận một khoản tiền thưởng ngoài tiền lương cơ bản theo hiệu suất làm việc và chất lượng của sản phẩm. Thường này được tính cho những thành tích vượt mức hoặc chất lượng sản phẩm tốt, năng suất cao.
Công thức tính lương: Lương theo sản phẩm = Lương sản phẩm + [(% tiền thưởng so với sản phẩm so với 1% hoàn thành vượt mức * phần trăm hoàn thành vượt mức sản lượng)/100 * Lương sản phẩm].
- Tính lương theo sản phẩm lũy tiến: Là việc áp dụng 02 loại đơn giá tính lương (đơn giá cố định và đơn giá lũy tiến). Đơn giá cố định áp dụng đối với sản phẩm trong mức quy định, còn đơn giá lũy tiến được sử dụng để tính lương cho sản phẩm vượt mức. Nếu người lao động hoàn thành được nhiều sản phẩm vượt mức thì tiền lương sẽ được tính thêm dựa trên đơn giá lũy tiến.
Công thức tính lương: Lương theo sản phẩm = Lương sản phẩm + (Số lượng sản phẩm vượt định mức x Đơn giá 1 sản phẩm).
Mức đóng BHYT tối đa từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì:
Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế 1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). 2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động. 3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng. 4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở. 5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm y tế tối đa là 36.000.000 đồng.