Nếu sử dụng xe máy, bạn chỉ việc chạy xe theo dọc Đại lộ Thăng Long khoảng 16km. Khi đến cầu vượt Sài Sơn bạn rẽ phải, đi tiếp chừng 1km nữa là tới chùa Thầy.

Du lịch chùa Thầy Hà Nội khám phá những địa danh nào?

Hang Cắc Cớ là hang động tự nhiên được ví như Sơn Đoòng thu nhỏ ngay gần Hà Nội. Hang động này vô cùng linh thiêng và huyền bí, không chỉ có cảnh quan đặc sắc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị tâm linh bí ẩn.

Để khám phá hết hang Cắc Cớ, du khách sẽ phải leo qua một đoạn đường với những khối đá gập ghềnh, sắc nhọn, hang rất sâu và tối. Tuy nhiên, khi chinh phục hết hang bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn xứng đáng với những trải nghiệm cùng cảnh quan đặc sắc và vô cùng tuyệt diệu.

Thông thường lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm. Lễ hội chùa Thầy, giống như nhiều ngôi chùa lớn khác, bao gồm hai phần, phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Hiện chùa còn lưu giữ các nghi lễ chính như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân và du khách được tham gia các diễn xướng, hoạt động vui chơi gồm: đấu vật, múa rối nước, hội leo núi chơi xuân cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Cứ vào ngày Rằm, mùng Một hay đầu xuân hàng triệu người dân Phật tử Việt Nam đi chùa Lễ Phật. Đây là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Việt.

Đi chùa lễ Phật không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống bình an, hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn. Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất cộng thêm tâm lí đám đông, mà ở đâu đó vẫn có những lệch lạc dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gây ra nhiều sự biến tướng trong các hoạt động văn hóa tâm linh. Hiểu đúng ý nghĩa của việc đi lễ chùa sẽ giúp mỗi người tránh lãng phí tiền của, thời gian và không có những hành vi đi ngược lại giáo lý tốt đẹp của nhà Phật.

Những lùm xùm trong hoạt động của chùa Ba Vàng thu hút sự quan tâm của giới Phật tử và người dân trong vài năm trở lại đây. Đây chỉ là một trong nhiều biểu hiện về sự lệch lạc, dùng niềm tin Phật giáo để thu hút một bộ phận công chúng chưa thực hiểu rõ về ý nghĩa cao đẹp của việc đi chùa lễ Phật. Tâm lý đám đông, tâm lý cầu cúng cộng với ý nghĩ thần thánh hóa Đức Phật, hay một vị tăng sĩ như một quan tòa tối cao giữ quyền thưởng phạt đã khiến không ít người tìm đến Phật để cầu xin những giá trị vật chất như tiền tài, may mắn, địa vị...thậm chí xin thay đổi vận mệnh thông qua các khóa Lễ.

Những năm gần đây, nạn cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi phần nào giảm bớt trong các ngôi chùa, tự viện Phật giáo. Xong không thể không phủ nhận, tồn tại một tâm lý thiên vị vô hình giữa chùa này và chùa khác trong một bộ phận người đi lễ. Cùng thờ một Đức Phật, có chùa lại thiêng hơn; đặc biệt dịp đầu năm là những cuộc chạy đua đi lễ với tâm lý lễ càng nhiều càng được phước báu, càng giảm rủi ro.

Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, hình tượng Đức Phật chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật giáo muốn đem đến cho người dân. Đó chính là những phương pháp chuyển hóa khổ đau bằng trí tuệ và sự tỉnh thức, chứ không phải bằng cầu xin, nuôi tham vọng. Theo giáo lý nhà Phật, mỗi lời nói, hành động, tâm ý của mỗi người tự nó đã mang theo mầm nhân quả.

Trong giáo lý nhà Phật, Đức Phật dạy về Tứ trọng Ân - là bốn ơn mà người theo Phật cần báo đáp. Đó là ơn cha mẹ, ơn Thầy bạn, ơn quốc gia xã hội và cuối cùng là ơn Tam Bảo. Đây những đạo lý và nền tảng đạo đức căn bản của con người. Trong dân gian cũng có câu: Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Như vậy, hướng về đạo Phật trước hết mỗi người hãy làm trọn nghĩa vụ căn bản, lễ Phật từ tâm thì trong tâm luôn có Phật.

Mở rộng không gian trong việc học Phật theo Phật không chỉ giới hạn trong các ngôi chùa. Nếu rời bỏ khỏi chùa và quay về cuộc sống thực tại hàng ngày lại trở về với tham, sân, vi và giận dữ thì việc học Phật chỉ còn là hình thức.

Đến chùa không thể xin được sự bình an, hạnh phúc. Muốn bình an, chúng ta phải biết rõ giá trị cuộc sống để sống, làm việc phải theo hiến pháp, pháp luật, đúng đạo lý. Muốn ấm no, hạnh phúc không có gì khác ngoài việc phải làm việc, lao động chân chính. Mọi tư tưởng sống gấp, sống hưởng thụ, lười lao động, thiếu tu dưỡng đạo đức đều dẫn đến bất hạnh không cần phải do thần linh hay số phận an bài.

Chia sẻ về vấn đề này, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Từ khi tại thế, Đức Phật đã khẳng định không thể ban phước, giáng họa cho ai mà phải tự mình tu tâm tích đức để cải thiện số phận của mình…

Tự do tín ngưỡng là một quyền của công dân được Nhà nước bảo vệ. Tuy nhiên mỗi người dân cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức về tôn giáo, tín ngưỡng, đặc biệt khi đi lễ, hành lễ. Có như vậy mới không rơi vào mê tín dị đoan hoặc có hành vi phản cảm, lệch lạc nơi thờ tự, chốn linh thiêng. Hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi chùa lễ Phật góp phần nâng tầm văn hóa, giá trị của các lễ hội gắn với chùa chiền. Đó cũng là cách mà mỗi người dân Việt Nam giữ gìn và phát huy nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của mình trong xu thế hội nhập hiện nay.

Là một trong những ngôi chùa có cảnh quan non nước hữu tình, thiên nhiên hòa hợp, chùa Thầy Quốc Oai Hà Nội còn là nơi lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý – Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Thầy Hà Tây cũ, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến khám phá sắp tới.

Còn có tên gọi khác là chùa Cả, chùa Thầy cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072 – 1127) và là nơi lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý – Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Địa chỉ: Chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Google Maps

Thuyết minh về chùa Thầy Quốc Oai

Ngay khi đặt chân tới chùa, du khách sẽ không khỏi ấn tượng với khung cảnh nơi đây được bao bọc bởi núi đồi hùng vĩ. Chùa Thầy ở Sài Sơn Quốc Oai xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý, có lối xây chữ Tam gồm ba chùa nằm song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh.

Tòa ngoài là nơi lễ bái của tăng ni phật từ và nơi dạy học, giảng đạo của nhà sư gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là nơi thờ Tam Bảo, là trung điện hay chùa Trung. Và tòa trong cùng là nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, với tòa bảo điện đồ sộ, nguy nga gọi là thượng điện hay chùa Thượng. Ngoài ra còn có những đền thờ và gác chuông nằm xen kẽ trên con đường lên núi.

Nằm ở ở chân núi Sài Sơn, Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa:

Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông.

Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn.

Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao rồng). Sân có hàm rồng.

Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.

Xung quanh chùa có hai dãy hành lang, phía sau có lầu chuông, lầu trống.

Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa.

Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602.

Trên núi còn có Chùa Cao, tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.

Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u. Cách một đoạn là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.

Trước sân chùa Thầy, tòa Thủy đình nổi lên như bông sen trên mặt nước với những mái đao uốn cong làm cho cảnh sắc nơi đây thêm cổ kính. Đặc biệt vào những ngày tháng ba, cây gạo cổ thụ trước sân chùa lại đơm hoa nở đỏ rực một góc trời khiến cho người hành hương vãn cảnh không khỏi thích thú.

Người dân nơi đây cho rằng, khi hoa gạo rơi xuống là mùa lễ hội, cảnh chùa Thầy sơn thủy hữu tình kết hợp với màu hoa gạo đỏ tức là rất là may mắn. Đến chùa Thầy tham quan theo tâm lí thoải mái xong bắt đầu ra để thả hồn ngắm cảnh, chụp dưới bóng cây hoa gạo, cảm tưởng như 1 sự may mắn, đem đến cho du khách rất là thích thú”.