Trần Đại Quang (12 tháng 10 năm 1956 – 21 tháng 9 năm 2018[4][5]) là Chủ tịch nước thứ 8 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 4 năm 2016 cho đến ngày ông qua đời (ngày 21 tháng 9 năm 2018). Ông xuất thân Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011–2016. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,[6] Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 2016.[7] Trần Đại Quang còn là Giáo sư ngành Khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 22 tháng 5 năm 2016: Trần Đại Quang lần thứ hai ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam và trúng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021, ở đơn vị bầu cử số 1 Thành phố Hồ Chí Minh gồm quận 1, quận 3 và quận 4 được 293.079 phiếu, đạt tỷ lệ 75,08% số phiếu hợp lệ (cao nhất trong 3 người trúng cử ở đơn vị này, 2 người kia là Ngô Tuấn Nghĩa (236.576 phiếu, 60,60%) và Lâm Đình Thắng (233.880 phiếu, 59,91%)). Ông là một trong 30 đại biểu quốc hội Việt Nam thuộc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng ngày 7 tháng 7 năm 2017 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đại Quang cho biết giải pháp chống tham nhũng là kê biên tài sản của đối tượng bị điều tra tội tham nhũng ngay từ khi vừa khởi tố vụ án.[22]

Chiều ngày 13 tháng 10 năm 2017, ông có buổi tiếp xúc cử tri tại Hội trường Quận ủy Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, dập tắt tin đồn ông có vấn đề về sức khỏe trước đó.[23][24]

Sáng ngày 5 tháng 5 năm 2018, tại buổi tiếp xúc cử tri các Quận 1, Quận 3, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, theo lời Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đại Quang báo cáo, xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri với lí do bận công tác nước ngoài và đang chuẩn bị cho Hội nghị trung ương 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12.[24][25][26][27]

Từ ngày 20 tháng 1 năm 2016 đến ngày 28 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trần Đại Quang được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Ngày 14 tháng 1 năm 2016, tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, ông được đề cử giữ chức Chủ tịch nước.[28]

Ngày 2 tháng 4 năm 2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với số phiếu đồng ý là 452, số phiếu không đồng ý là 29 phiếu,[29][30][31] kế nhiệm Trương Tấn Sang.[32] Sự việc Quốc hội khóa XIII bầu mới Chủ tịch nước khi nhiệm kì Quốc hội chỉ còn ít ngày đã gây xôn xao trong dư luận Việt Nam.[33] Trong nhiệm kì của Quốc hội Việt Nam khóa XIII từ năm 2011 tới 2016 có tới hai vị chủ tịch nước là Trương Tấn Sang và sau đó là Trần Đại Quang. Ngày 8 tháng 4 năm 2016, Trần Đại Quang được Quốc hội Việt Nam khóa XIII miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.[34]

Ngày 13 tháng 4 năm 2016, ông thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, thay thế ông là Thượng tướng Tô Lâm.[35]

Ngày 25 tháng 7 năm 2016, sau khi Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân đọc tờ trình giới thiệu Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước (ứng cử viên duy nhất),[36] Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước nhiệm kì 2016–2021. Kết quả công bố vào buổi chiều cùng ngày, ông nhận được 485 phiếu thuận trong số 487 đại biểu quốc hội có mặt (2 đại biểu không biểu quyết) trong tổng số 494 đại biểu quốc hội khóa XIV, đắc cử chức Chủ tịch nước với 98,18% số phiếu tán thành. Ông tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào buổi chiều cùng ngày.[37]

Ngày 30 tháng 7 năm 2016, Trần Đại Quang thôi giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay thế ông là Tô Lâm.[38]

Ngày 13 tháng 8 năm 2016, ông được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016–2021.[39]

Ngày 26 tháng 4 năm 2017, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, quận 4 TPHCM, Trần Đại Quang khẳng định Luật biểu tình được Quốc hội coi trọng nhưng chất lượng của dự án Luật của cơ quan soạn thảo kém nên bị trì hoãn để tham khảo thế giới. Ông cũng cho biết cần sửa đổi luật đất đai vì có nhiều vụ kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai.[40]

Ngày 19 tháng 6 năm 2018, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh sau kì họp thứ 5 Quốc hội 14, trước chất vấn của cư tri Lê Văn Sỹ, Lê Sỹ Đậu (quận 4) cần sớm có Luật biểu tình, và yêu cầu Quốc hội trực tiếp soạn thảo luật biểu tình chứ không giao cho Bộ Công an Việt Nam soạn thảo, một số tờ báo đưa tin rằng ông Trần Đại Quang đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến này và hứa sẽ báo cáo Quốc hội ban hành.[41][42][43][44][45]

Khi báo Tuổi trẻ đăng tin này thì Bộ Thông tin và truyền thông đã yêu cầu Tuổi trẻ thay tiêu đề bài báo và xóa trích dẫn của ông Trần Đại Quang, sau đó ra quyết định đình bản tạm thời hoạt động báo Tuổi trẻ Online trong 3 tháng, xử phạt 220 triệu đồng vì lý do đăng tin giả, và ông Trần Đại Quang không hề nói vậy. Một số tờ báo khác cũng bị xử phạt ở mức nhẹ hơn[46][47]

Ngày 15 tháng 5 năm 2017, ông Trần Đại Quang đã tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế về "Vành đai và Con đường" đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Phát biểu tại hội nghị, ông hoan nghênh các sáng kiến liên kết kinh tế, kết nối khu vực nói chung, Sáng kiến "Vành đai và Con đường" nói riêng, và sẵn sàng hợp tác cùng các quốc gia nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đem lại lợi ích chung, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.[48]

Trần Đại Quang thông báo với các đại diện doanh nghiệp APEC rằng Việt Nam hiện là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất và dự báo đến năm 2020 sẽ nằm trong số 5 quốc gia đứng đầu châu Á-Thái Bình Dương về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực chế tạo. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục duy trì đà phục hồi kinh tế với mục tiêu là đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,5% đến 7%, quyết tâm thực hiện ba đột phá lớn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Là nền kinh tế năng động có độ mở lớn và là điểm đến của nhiều tập đoàn đa quốc gia, Việt Nam ngày càng gắn kết sâu rộng với hai bờ Thái Bình Dương thông qua các quan hệ đối tác, Cộng đồng ASEAN và mạng lưới 16 FTA với 59 đối tác, trong đó có 18 nền kinh tế thành viên APEC.[49]

Cũng tại Lima, ông Quang chính thức thông báo về Năm APEC 2017 cũng như Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.

Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017 tổ chức đối thoại với các chủ đề: Thúc đẩy Tăng trưởng bền vững, sáng tạo và hòa nhập giữa thanh niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Làm thế nào để tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung giữa thanh niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Doanh nghiệp, sáng tạo và bền vững - Những khó khăn trong khởi nghiệp và thời đại số hóa của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tham dự CSOM có hơn 200 đại biểu gồm các quan chức cao cấp (SOM) của 21 nền kinh tế thành viên APEC, đại diện Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương (PIF), và Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).

Ngày 23 tháng 5 năm 2016, Trần Đại Quang đã đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, đây là chuyến công du đầu tiên của Obama đến Việt Nam.[50] Trong chuyến công du này, Obama đã gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đây là quyết định mang tính lịch sử, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ, thể hiện việc bình thường hóa hoàn toàn sau hàng chục năm là cựu thù trong chiến tranh.[51] Theo ông Obama, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vốn áp đặt từ năm 1975 này sẽ giúp "bình thường hóa hơn nữa quan hệ giữa hai nước". Sự thay đổi này sẽ đảm bảo để Việt Nam có thể tiếp cận các trang thiết bị cần thiết để phòng vệ và gạt bỏ những tàn tích từ thời chiến tranh. Việc này cũng thể hiện cam kết của Mỹ nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam bao gồm củng cố quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong dài hạn. Vào thời điểm thăm chính thức Việt Nam, ông Obama chỉ còn khoảng nửa năm tại nhiệm trên cương vị Tổng thống của nước Mỹ. Ông Obama nói: "Tôi không còn nhiều thời gian trong nhiệm kỳ của mình và tôi sẽ nỗ lực dành những thời gian còn lại thúc đẩy mối quan hệ Việt - Mỹ". Ông Obama cũng nhấn mạnh, vấn đề Biển Đông và nguyên lý tôn trọng tuyệt đối, nước lớn không thể "ăn hiếp" nước nhỏ trong quan hệ với các cường quốc.

Tối 11 tháng 11 năm 2017, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì Quốc yến chào mừng Tổng thống Donald Trump và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ.[52] Phát biểu tại tiệc chiêu đãi, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nồng nhiệt chào mừng Tổng thống Donald Trump cùng Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam vào thời điểm sôi động nhất của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm của Trump, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: "Tổng thống Donald Trump lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong số các nước Đông Nam Á thể hiện sự coi trọng quan hệ với Việt Nam, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới, cũng là thông điệp về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.". Về phần mình, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông vinh dự lớn lao khi có mặt tại Việt Nam. Tổng thống Donald Trump khẳng định: "Hôm nay chúng ta không còn là kẻ thù mà đã là bạn", ông dành những lời khen ngợi cho Việt Nam: "Nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và hội nhập, các sinh viên Việt Nam nằm trong số những sinh viên rất giỏi của thế giới. Đó là sự chuyển mình ấn tượng của Việt Nam"

Ngoại hình ông Trần Đại Quang thay đổi vì bệnh tật. Ông Quang năm 2016 (trái) và ông Quang năm 2018 (phải)

Theo ông Nguyễn Quốc Triệu – Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Trần Đại Quang đã được phát hiện bị nhiễm "virus hiếm và độc hại" từ tháng 7 năm 2017 và phải đi Nhật Bản chữa trị 6 lần. Căn bệnh này "trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian".[53] Từng có thời điểm ông Trần Đại Quang không xuất hiện trước công chúng trong vòng một tháng vào năm 2017, dấy lên nhiều sự đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông.[54] Ngày 11 tháng 9 năm 2018, Trần Đại Quang trông gầy đi và già hơn khi tiếp đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Trong 10 ngày làm việc cuối cùng, mặc dù mắc bệnh hiểm nghèo ông Quang vẫn tham dự và tiếp đón các nhà lãnh đạo quốc tế, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi là nguyên thủ quốc gia cuối cùng được ông tiếp đón. Ngày 20 tháng 9 năm 2018, sau khi viết thư chúc Tết Trung thu cho các em thiếu nhi, bệnh tình của ông càng ngày trở nặng và được đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Vào lúc 15 giờ cùng ngày, ông rơi vào tình trạng hôn mê. Sau khi hôn mê được gần 1 ngày, ông đã trút hơi thở cuối cùng và qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 (tức ngày 12 tháng 8 năm Mậu Tuất theo Âm lịch) sau hơn 1 năm ông bị nhiễm bệnh virus máu, chỉ hơn 6 tháng sau khi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải mất, hưởng thọ 63 tuổi. Quyền chủ tịch nước được trao lại cho Phó Chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh và bà đã tạm quyền chức vụ này cho đến khi ông Nguyễn Phú Trọng được bầu kế nhiệm Trần Đại Quang vào ngày 23 tháng 10 năm 2018, một tháng sau khi ông Quang qua đời.[5][55]

Vợ ông Nguyễn Thị Hiền muốn đưa chồng trở về quê nhà để an táng. Trưởng ban tổ chức lễ tang Trương Hòa Bình được gia đình ủy quyền lo việc này. Lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội trong ngày 26 tháng 9 theo nghi thức quốc tang. Lễ truy điệu được tổ chức vào ngày 27 tháng 9, sau đó đến trưa chiều cùng ngày, linh cữu được đưa về quê hương Ninh Bình để làm thủ tục an táng theo nguyện vọng của gia đình.[56]

Lễ an táng đã được diễn ra vào 15h30 ngày hôm sau (tức ngày 27 tháng 9 năm 2018) tại Ninh Bình, có mặt tất cả lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước và gia quyến. Lúc 16h cùng ngày, linh cữu của Trần Đại Quang được an táng tại quê nhà: xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi ông an táng đã được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.

Ông là con trai thứ 2 trong gia đình có bốn anh em trai Vinh, Quang, Sáng, Tỏ, và hai chị/em gái. Em trai của ông là Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an[64]

Ông lập gia đình với vợ là bà Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1958). Hai người quen nhau khi còn học cấp 3 tại quê hương ông. Sau đó đến ngày lên Hà Nội để sinh sống thì cưới nhau.[65] Con trai đầu của ông là Trần Quân (sinh năm 1984), đảm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Tài chính. Từ tháng 8 năm 2021 cho đến nay là Tổng giám đốc kho bạc nhà nước Việt Nam.[66]

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê quán xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trải qua một quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện, hoạt động trong lực lượng Công an, năm 2003, đồng chí được thăng quân hàm Thiếu tướng An ninh Nhân dân và phong hàm Phó Giáo sư. Năm 2007, được thăng quân hàm Trung tướng An ninh Nhân dân. Năm 2009, được phong Giáo sư trong lĩnh vực khoa học an ninh. Năm 2011, được phong Thượng tướng; cuối năm 2012, được phong hàm Đại tướng Công an nhân dân.

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII (tháng 4/2016) đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (tháng 7/2016) đồng chí được bầu lại làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII; Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV. Trong suốt hơn 40 năm cống hiến, kể từ khi còn là cán bộ ở Cục Bảo vệ chính trị (Bộ Nội vụ, nay là Bộ Công an) cho đến khi giữ cương vị Chủ tịch nước, đồng chí là một đảng viên trung kiên, tấm gương sáng về tinh thần cống hiến vì sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dân tộc Việt Nam; dù ở bất cứ vị trí, nhiệm vụ nào, đồng chí luôn sẵn sàng nhận, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch nước, đồng chí đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, từ cải cách tư pháp, bảo vệ an ninh quốc gia, đến mở rộng quan hệ quốc tế... góp phần đưa đất nước vươn lên vững chắc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng chí luôn quan tâm công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đồng thời đề ra nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ nhân dân, nông dân, người lao động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Kế thừa sự nghiệp đổi mới do Ðảng lãnh đạo, phát huy những thành tựu quan trọng từ các lãnh đạo tiền nhiệm. Cùng với Ðảng, Nhà nước, nhân dân, đồng chí nỗ lực góp sức đưa đất nước vượt qua những thời điểm khó khăn, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh, chính trị và chủ quyền đất nước... Qua đó, tạo nên sức mạnh to lớn của đất nước, đưa vị thế Việt Nam lên tầm cao mới.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn chú trọng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng và đưa tiếng nói cử tri đến Quốc hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; thúc đẩy tiến trình cải cách tư pháp; quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đồng chí đã góp phần xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, đồng chí chú trọng cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ hiến pháp, pháp luật, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho thế hệ mầm non, thế hệ trẻ - tương lai của đất nước với những hoạt động không ngừng nghỉ trong các dịp: Khai giảng năm học, hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tết Trung thu… Dù công việc bộn bề và sức khỏe hạn chế, Chủ tịch nước vẫn gửi những lời động viên, nhắn nhủ, bày tỏ tin tưởng, mong muốn thế hệ tương lai không ngừng học tập, rèn luyện và phấn đấu để làm rạng danh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong hoạt động đối ngoại, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có nhiều đóng góp quan trọng để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn 2 năm giữ cương vị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì khoảng 20 lễ đón chính thức Nhà vua, nguyên thủ các quốc gia thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, cùng với đó thực hiện gần 20 chuyến thăm cấp Nhà nước và tham dự các hội nghị đa phương ở nước ngoài. Chủ tịch nước cũng đã có hơn 1.000 cuộc tiếp khách đối ngoại, gặp gỡ song phương và rất nhiều chuyến công tác về các địa phương trong nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thúc đẩy hàng loạt các chuyến thăm, làm việc nối liền từ Đông sang Tây bán cầu, từ Campuchia, Cuba, Trung Quốc, Brunei, Nhật Bản, Singapore,… cho tới Nga, Belarus, Italy, Peru, Israel, Ấn Độ, Vatican, Madagascar, Ethiopia và Ai Cập… góp phần nâng tầm quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước.

Sự kiện thể hiện dấu ấn rõ nét nhất đóng góp của Chủ tịch nước đối với hoạt động đối ngoại phải kể đến sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện ngoại giao, kinh tế lớn nhất của đất nước trong năm 2017. Trong các cuộc tiếp xúc với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long… Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thể hiện vị thế của Việt Nam bằng việc khẳng định các quốc gia đối tác là bạn, là đối tác toàn diện với sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị, đồng thời bày tỏ mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và các đối tác đang phát triển thực chất và hiệu quả. Thành công tốt đẹp về nhiều phương diện của APEC 2017 với sự chủ trì của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã làm rạng rỡ Việt Nam.

Trong ký ức của các nhà lãnh đạo thế giới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển và tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước. Nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện chia buồn tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến Chủ tịch nước, bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi nhưng hình ảnh một vị nguyên thủ tận tâm vì công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước vững bước hội nhập quốc tế... luôn sống mãi trong lòng nhân dân. Với lòng tiếc thương đối với đồng chí, chúng ta nguyện nêu cao tinh thần đoàn kết, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Được sự đồng ý của phụ huynh và học sinh, Á - Âu hân hoan chúc mừng em học sinh Nguyễn Ngọc Linh Đan đã thành công sở hữu Visa du học Mỹ, sẽ nhập học tại trường University Of Texas At Arlington.

Đại học tư thục tại Hàn Quốc là gì?

Cơ sở vật chất Đại học tư thục Hàn Quốc

Đại học tư thục thường được đầu tư khang trang và hiện đại hơn so với các trường công lập. Vốn xây dựng là do cá nhân, tổ chức đầu tư còn các trường đại học công lập vốn xây dựng phụ thuộc vào nhà nước nên thủ tục khá phức tạp. Tuy nhiên, Hàn Quốc có nền kinh tế phất triển thuộc top đầu châu Á và trên thế giới. Do vậy, đầu tư cho giáo dục là rất lớn, giáo dục Hàn Quốc đứng top 5 trên thế giới.

Học phí Đại học tư thục Hàn Quốc

Cũng giống như ở Việt Nam, học phí ở các trường Đại học tư thục tại Hàn Quốc đắt hơn nhiều so với các trường công lập. Theo thống kê của hội du học sinh tại Hàn Quốc cho biết, học phí trug bình của các trường công lâp là 4.000.000 won/kỳ (tương đương với 82 triệu VNĐ) còn học phí của các trường đại học tư thục ở Hàn Quốc là 6.000.0000 won/kỳ ( tương đương khoảng 124 triệu VNĐ).

Các ngành học tại Đại học Dongguk:

Các ngành học tại Đại học Sejong:

Nghệ thuật và giáo dục thể chất

Các ngành học tại Đại học Uiduk:

Các ngành học tại trường Đại học Kookmin