Bạn đã bao giờ tìm hiểu về khái niệm Cung ứng lao động là gì chưa? Cung ứng lao động (hay còn gọi là hoạt động cho thuê lại lao động) được hiểu là hoạt động của một doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh cho thuê lại lao động, ký hợp đồng với người lao động tuy nhiên không trực tiếp sử dụng nguồn lao động mà cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
Các loại hình cung ứng lao động phổ biến
Tìm hiểu cung ứng lao động là gì bạn sẽ thấy có 3 loại hình cung ứng lao động phổ biến nhất đó là:
Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Loại hình này gồm các hoạt động liên quan đến cung ứng lực lượng lao động có tính ổn định và lâu dài. Nhóm này quản lý lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đơn vị cung ứng sẽ đại diện cho người lao động trong các việc liên quan đến lương, thưởng, thuế và các dịch vụ liên quan khác. Đơn vị cung ứng lao động chịu trách nhiệm đào tạo và giám sát hoạt động của người lao động.
Nhóm này thực hiện hoạt động thuê nhân công theo yêu cầu của khách hàng trong một thời hạn nhất định để tăng cường lực lượng lao động trong giai đoạn đặc biệt. Nguồn nhân công thuê lại để làm việc trong ngành dịch vụ việc làm tạm thời, làm việc trong thời gian bạn đã kí hợp đồng với khách hàng. Bên cung ứng lao động đảm nhận trách nhiệm quản lý và trả lương cho công nhân thay thế bên sử dụng lao động. Bên cung ứng sẽ chịu trách nhiệm cung ứng đủ số giờ công cho những phần công việc đã ký kết.
Phân biệt giữa giới thiệu việc làm và cung ứng lao động
Giữa 2 mô hình giới thiệu việc làm và cung ứng lao động có nhiều điểm khác biệt rõ nét. Bạn có thể phân biệt giữa 2 mô hình này theo một vài tiêu chí, cụ thể:
+ Giới thiệu việc làm chính là trường hợp bạn cần tìm kiếm một công việc và gửi hồ sơ đến các trung tâm môi giới. Khi có công ty cần nhân sự, hồ sơ của bạn sẽ được giới thiệu. Trường hợp thành công, người lao động nhận được việc làm sẽ phải trả chi phí cho bên môi giới và công ty cần lao động cũng sẽ phải trả % hoa hồng cho dịch vụ môi giới đó.
+ Cung ứng lao động lại hoàn toàn khác biệt bởi nó xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động, các đơn vị sản xuất, kinh doanh sẽ tìm đến đơn vị cung ứng để tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp. Doanh nghiệp thuê lại lao động sẽ sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn nhân lực trong những thời điểm phù hợp mà không phải tuyển dụng hay sa thải hàng loạt nhân sự. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động.
Sự khác nhau giữa giới thiệu việc làm và cung ứng lao động là gì?
Lựa chọn dịch vụ cung ứng lao động có ưu điểm nổi bật chính là doanh nghiệp thuê lại lao động có thể “khoán” hẳn cho các công ty cung ứng dịch vụ tất cả những vấn đề liên quan đến người lao động. Tất cả những gì doanh nghiệp bạn cần làm là đưa ra số lượng, tiêu chí tuyển dụng. Vấn đề còn lại như đảm bảo đời sống cho lao động dôi dư khi khối lượng đơn hàng giảm, trả lương cho nhân sự… sẽ được công ty cung ứng giải quyết.
Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước
Loại hình cung ứng này thực hiện hoạt động cung cấp nguồn lao động dài hạn, ổn định, quản lý nguồn lao động trong nước. Doanh nghiệp cung ứng sẽ đại diện cho người lao động. Tất cả vấn đề liên quan đến việc thanh toán tiền lương, quyết toán thuế và các vấn đề về tài chính hoặc nguồn lao động khác đều được xử lý. Đơn vị cho thuê không có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát người lao động.
Lựa chọn đơn vị nào cung ứng nguồn lao động?
MPHR được biết đến là đơn vị cung ứng lao động uy tín với 6 năm kinh nghiệm hoạt động. Đến nay, MPHR đã và đang thực hiện cung ứng nguồn nhân lực cho các công ty lớn nhỏ trong và ngoài nước. MPHR giúp khách hàng cảm thấy hài lòng với những ưu điểm nổi bật hơn hẳn các đơn vị khác trên thị trường.
MPHR cũng đã xây dựng được đội ngũ nhân sự chất lượng, đảm bảo cung ứng nhanh chóng cho các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Nhân lực do MPHR cung cấp luôn được chọn lọc kĩ lưỡng, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Không chỉ cung cấp nguồn lao động, MPHR còn xây dựng hệ thống quy chuẩn bài bản để hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan khác như: hợp đồng, lương, thuế… Doanh nghiệp chỉ cần phân bổ lao động sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Điều này giúp cho doanh nghiệp tối ưu thời gian, chi phí tuyển dụng để tập trung vào vận hành, nâng cao doanh thu.
Kinh nghiệm mở Công ty Cung ứng lao động là gì? MPHR là đơn vị cung ứng lao động uy tín, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng hợp tác
MPHR cũng đặc biệt chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của bạn để hiểu hơn các yêu cầu về nhân lực. Nhờ vậy mà các đơn hàng của MPHR luôn đảm bảo cung cấp đúng người, đúng việc. Hợp đồng cho thuê lao động của MPHR rõ ràng, đúng với quy định pháp luật, đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của khách hàng và cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng.
Hợp đồng được ký kết trọn gói, MPHR sẽ chi trả lương cho người lao động và các chi phí khác liên quan. Doanh nghiệp bạn sẽ không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào liên quan đến người lao động khi sử gói dụng dịch vụ cung ứng. Bạn cũng có thể tăng, giảm lao động một cách linh hoạt và nhanh chóng. Doanh nghiệp bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi nhân viên nếu không đảm bảo các tiêu chí cần thiết khi thực hiện công việc. Điều này sẽ hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến người lao động bởi hợp đồng với người lao động là do phía chúng tôi ký kết nên chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Dịch vụ Cung ứng lao động trọn gói của MPHR
MPHR đang cung ứng đa dạng các loại hình lao động khác nhau như:
Trên đây là những thông tin chi tiết về cung ứng lao động là gì? Có thể thấy, trong thời đại 4.0 hiện nay khi mọi hoạt động sản xuất đều có thể ứng dụng công nghệ. Thế nhưng, con người vẫn luôn là trung tâm và không thể thay thế hoàn toàn. Do đó, nhu cầu tìm kiếm nguồn lao động trong từng giai đoạn sản xuất của doanh nghiệp vẫn không ngừng tăng lên. Doanh nghiệp bạn cần tìm kiếm lao động để vận hành sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn thì dịch vụ cung ứng nhân lực chính là gợi ý tốt nhất.
MPHR không chỉ giúp bạn tìm hiểu tất cả các vấn đề xung quanh câu hỏi cung ứng lao động là gì mà còn gợi ý cho bạn thời điểm tốt nhất để đăng kí cung ứng lao động. Dịch vụ của chúng tôi có thể giúp bạn giải quyết kịp thời mọi khó khăn trong vấn đề nhân sự một cách nhanh chóng nhất. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ cung ứng lao động của MPHR, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Phạm trù cá nhân, tiền là công cụ để nuôi sống, phục vụ bản thân. Bởi vậy, mỗi chúng ta bắt buộc phải kiếm tiền để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Trên cơ sở đó, người có khả năng, thông minh thì sẽ kiếm được nhiều tiền, cuộc sống sung túc hơn, tính thụ hưởng cũng cao hơn. Người kiếm tiền ít, thì trang trải cuộc sống sẽ khó khăn hơn, nhu cầu thụ hưởng cũng ít hơn.
Trên bình diện xã hội, thậm chí quốc gia, dân tộc, những người vốn đã kiếm được nhiều tiền họ vẫn không ngừng nghỉ, lao vào công việc sản xuất- kinh doanh không hẳn vì họ muốn giàu hơn, thụ hưởng nhiều hơn mà họ muốn góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, giúp nhiều người có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định. Ví dụ, các ông chủ tập đoàn lớn ở Việt Nam hiện nay, nếu hiểu góc độ thông thường làm giàu để “thụ hưởng” thì với số tài sản hiện có, họ có thể dừng việc kinh doanh, nói theo cách dân gian “sống đến ba đời” cũng không hết tiền.
Họ đi du lịch khắp thế giới, lúc nào cũng có mặt ở sân golf. Nhưng không, họ vẫn lao vào “thương trường” để phát triển. Nếu nói về góc độ thụ hưởng vật chất và “cái đầu” được an yên chưa hẳn những ông chủ, bà chủ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã sướng bằng những nhóm đối tượng có lượng tiền tương đối khác trong xã hội (tạm gọi giới thượng lưu).
Lại nói về tiền và tài sản, nếu không nhầm trong dịp đón mừng năm mới 2020, chia sẻ trên trang cá nhân, tỷ phú Bill Gates nói: “Sai lầm lớn nhất của chúng ta là làm việc, tích lũy quá nhiều tài sản để lại cho thế hệ con cháu. Chính điều này, vô tình chúng ta đã tạo ra một thế hệ lười biếng về tư duy và lao động dẫn đến thiếu động lực cho xã hội phát triển. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta – những tỷ phú hãy trả lại cho xã hội để góp phần phân bổ nguồn lực, cho mọi người có điều kiện vươn lên”.
Và như vậy, chúng ta có thể hiểu ngoài làm việc, kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình, điều quan trọng hơn là “kiếm tiền” để góp phần dựng xây đất nước và vì sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
Nói điều này không có nghĩa là phủ nhận việc làm giàu, làm giàu chính đáng, hợp pháp chính là góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, đất nước phồn vinh. Tuy nhiên, điều đáng tiếc thời gian qua có rất nhiều người giàu lên một cách bất thường, trong đó không dựa vào mồ hôi, nước mắt, sức lao động chân chính do vi phạm pháp luật mà có.
Hàng loạt vụ án tham nhũng, thất thoát, lãng phí mà tòa đã, đang xử; hàng trăm cán bộ cao cấp bị kỷ luật Đảng liên quan đến tham nhũng, thất thoát… là minh chứng sống động. Có một anh bạn làm công chức ở một cơ quan Bộ trong lúc “trà dư tửu hậu” từng tâm sự với tôi rằng: “Nếu có điều ước và mục đích phấn đấu chỉ cần có cái nhà chung cư để ở, có nữa tích lũy cho con; một cái xe ô tô đi làm, một ít tiền tiết kiệm. Thế là quá mỹ mãn rồi”.
Đấy là ước mơ, là mục đích phấn đấu, vậy mà không ít người, những thành phần tham ô, tham nhũng, móc ngoặc lợi ích nhóm vẫn cứ thích có tiền nhiều. Mà xét góc độ tiêu dùng, họ tiêu xài đâu có hết. Vậy câu hỏi đặt ra: “Tiền nhiều để làm gì?”, ta có thể tạm trả lời để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Còn “tiền nhiều” dựa trên nền tảng nhét đầy túi tham, tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân thì sớm muộn cũng sẽ bị phanh phui, truy tố!
Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, chủ yếu là người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, công ty “ma” đã vẽ ra viễn cảnh đổi đời một cách nhanh chóng nhờ đi xuất khẩu lao động để lừa người lao động sập bẫy. Muốn ngăn chặn hiệu quả các hành vi lừa đảo, rất cần sự vào cuộc kịp thời, kiên quyết của nhiều cơ quan chức năng, và hơn cả là sự chia sẻ với những gia đình, những người lao động phải gánh khoản nợ hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng do bị “sập bẫy lừa đảo” xuất khẩu lao động.
Kỳ 1: Tan giấc mơ đổi đời bằng xuất khẩu lao động
Vì “giấc mơ đổi đời” muốn được ra nước ngoài lao động và kiếm tiền, nhiều gia đình từ thành phố đến các làng quê đang phải “cõng” trên lưng số nợ khổng lồ vì bị lừa đảo.
Không khó để tìm về nhà của chị Đậu Thị Tư, bởi ở thôn Đông Thủy, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, mọi người đều biết về hoàn cảnh của chị. Chồng mất vì tai nạn lao động khi con đầu mới lên 6 tuổi, hai con nhỏ mới lên 4 tuổi, một mình chị tần tảo nuôi 3 con khôn lớn.
Ở vùng đất bán sơn địa ngoại thành Hà Nội chỉ toàn đồi núi khô cằn sỏi đá, cái khổ, cái nghèo cứ đeo bám. Chính vì vậy, khi con cái đến tuổi trưởng thành chỉ muốn đi làm sớm để gánh vác bớt cái khổ cho mẹ. Không may năm 2006, chị lại mất đi cô con gái út vì tai nạn giao thông. Nỗi đau chồng nỗi đau, chị kể cho tôi nghe về những điều không may mắn cứ đeo đuổi cuộc đời chị. Nhất là giấc mơ “muốn đổi đời” để thoát cái khổ dai dẳng bao năm qua, chị và các con quyết định gom góp, vay mượn để làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động.
Vào tháng 10/2019, vợ chồng con gái đầu và con gái thứ hai của chị Tư qua tìm hiểu thông tin trên mạng được biết Công ty cổ phần Thương mại và hợp tác lao động quốc tế Vĩnh Thịnh (Công ty Vĩnh Thịnh, địa chỉ tại 121-123 tòa HUD3 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội) đăng tuyển lao động sang làm việc tại Hàn Quốc, nên đã nộp hồ sơ để đăng ký đi. Qua vài lần đến Công ty Vĩnh Thịnh nghe tư vấn, chị Tư và các con đã lần lượt chuyển khoản và đóng trực tiếp tiền cho công ty này với tổng số tiền là 270 triệu đồng. Số tiền nêu trên được nhân viên Công ty Vĩnh Thịnh lý giải là để đặt cọc tiền visa E8 (visa Hàn Quốc có giá trị 5 tháng, được gia hạn và nhập cảnh nhiều lần).
Theo giấy ủy quyền cá nhân giữa con gái chị Tư và đại diện Công ty Vĩnh Thịnh, thì thời hạn ủy quyền là 10 tháng. Sau thời gian đó mà người lao động chưa xuất cảnh được thì phía công ty sẽ thanh quyết toán các nghĩa vụ tài chính với người lao động. Tuy nhiên, quá 10 tháng, con chị Tư vẫn chưa thể xuất cảnh, một phần vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Gia đình chị Tư muốn lấy lại tiền, nhưng nhiều lần liên lạc phía Công ty Vĩnh Thịnh đều khất lần. Sau đó từ nhân viên đến lãnh đạo công ty đều lẩn trốn, không nghe điện thoại, không gặp mặt và đến nay gia đình chị Tư không thể tìm được bất kỳ thành viên nào của Công ty Vĩnh Thịnh để đòi số tiền đã nộp.
Cầm trên tay sấp hồ sơ giấy tờ, đơn trình báo mà gia đình chị đã làm suốt thời gian qua, chị Tư ngậm ngùi nói: “Tôi đã làm đơn trình báo gửi các cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề này để kêu cứu và giúp gia đình chúng tôi, nhưng chỗ này lại nói chỗ kia mới xử lý được, chỗ kia lại đẩy “quả bóng” sang chỗ khác... Cho đến nay, gia đình tôi vẫn chưa được bất kỳ cơ quan chức năng nào trả lời thỏa đáng và xử lý giúp. Giờ số tiền vay nợ cả gốc lẫn lãi đã vượt quá khả năng chi trả của gia đình tôi, bởi tôi đã phải vay lãi và cầm 2 sổ đỏ (một sổ đất ở và một sổ đất ruộng), khiến tôi thực sự bế tắc”.
Cùng hoàn cảnh với chị Tư là anh Nguyễn Văn Chiến, ở xóm Bắc Trung, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Anh Chiến cũng có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và đã tìm hiểu thông tin trên mạng có đăng tuyển lao động làm việc tại Cộng hòa Czech của Công ty Vĩnh Thịnh. Anh Chiến lần lượt đặt cọc từ 10 triệu đồng, rồi 70 triệu đồng và được yêu cầu mở một tài khoản tín dụng visa với điều kiện trong tài khoản phải có từ 130 triệu đồng đến 150 triệu đồng để giao dịch ảo nhằm thuận tiện cho việc xin visa.
Tuy nhiên, 1 tháng sau khi làm thẻ, ngân hàng thông báo thẻ tín dụng của anh Chiến đã bị mang đi rút để mua sắm hết 100 triệu đồng và yêu cầu anh thanh toán số dư quá hạn là hơn 104 triệu đồng.
Sau 10 tháng, anh Chiến vẫn chưa được xuất cảnh, cho nên làm đơn xin rút hồ sơ và đòi lại tổng số tiền là 210 triệu đồng, nhưng phía Công ty Vĩnh Thịnh khất lần và không giải quyết cho anh, cũng không chịu gặp. Anh Chiến không thể liên lạc với bất kỳ người đại diện nào và lãnh đạo Công ty Vĩnh Thịnh.
Cũng theo trào lưu đi xuất khẩu lao động, anh Hoàng Xuân Lợi, 35 tuổi, người Mê Linh (Hà Nội), kể lại, 6 năm trước, khi vợ mới sinh con được 3 tháng, gia đình khó khăn, loay hoay với đủ thứ việc, nghề nghiệp, bằng cấp không có, cố gắng mãi thi đi, thi lại mấy năm mới có được cái bằng tốt nghiệp THPT.
Trong lúc đang chán nản, được bạn bè rỉ tai về một “miền đất hứa”, Lợi đã thuyết phục gia đình bằng mọi cách, “cắm” sổ đỏ vay ngân hàng cho anh đi Đài Loan (Trung Quốc) với số tiền 6.500 USD (thời điểm đó năm 2015 là khoảng 140 triệu đồng).
Trước khi đi, anh Lợi phải học ngoại ngữ tập trung ở Xuân Mai (Hà Nội) 6 tháng. Sang đó anh mới biết công việc của anh là làm nhuộm da cho một công ty gia đình có 4 người, anh là lao động nước ngoài duy nhất. Lương mỗi tháng trừ hết tiền thuế và các chi phí bắt buộc cũng còn lại khoảng 12 triệu đồng, chưa kể tiền làm thêm giờ. Theo anh, vì có số thu nhập như vậy nên mặc dù làm việc xa nhà, rất vất vả nhưng đối với anh và những người lao động nông thôn nghèo, nhất là người ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hải Dương, nơi có số người lao động đi nhiều nhất, lại là một giấc mơ đổi đời.
Thời gian cho mỗi đợt đi lao động thời điểm đó quy định là 3 năm, nhưng mới hết năm thứ nhất thì chỗ anh làm hết việc. Lợi đề nghị công ty tiếp nhận lao động bên Đài Loan (Trung Quốc) chuyển anh sang chủ lao động khác để làm việc, nhưng không được đồng ý. Họ cho anh 2 lựa chọn, hoặc ở lại không lương chờ có việc làm tiếp, hoặc về Việt Nam. Với suy tính và lo lắng với số tiền bỏ ra ban đầu để được sang đây, bố mẹ già cùng vợ và con nhỏ ở nhà trông đợi vào số tiền anh gửi về để trả nợ và sinh sống, anh Lợi đã liều mình bỏ trốn ra ngoài làm tự do.
Lúc này, anh Lợi mới biết rất nhiều lao động người Việt Nam sang Đài Loan (Trung Quốc) gặp phải công ty tiếp nhận lao động thiếu trách nhiệm, nên họ cũng trốn ra ngoài tìm việc như mình. Sau khi trốn ra ngoài, anh Lợi trải qua khá nhiều công việc như phụ nề, nông nghiệp, bắt hàu ở biển…
Việc gì cũng làm, cứ có tiền là làm, ai giới thiệu cũng làm, nhưng công việc không ổn định bởi là một lao động bất hợp pháp, cứ mỗi lần công an sở tại đến kiểm tra là phải trốn. Được khoảng hơn một năm nữa, thấy cuộc sống cứ phải trốn chui trốn lủi của một lao động bất hợp pháp quá khổ, lúc nào cũng sợ bị công an phát hiện, hơn nữa cũng đã dành dụm được một số tiền, nên anh Lợi đã ra đầu thú và được cho về nước.
Gánh nặng nợ nần vì nghe theo ‘bánh vẽ’
Câu chuyện của chàng sinh viên cao đẳng chuyên ngành cơ khí công nghiệp Nguyễn Tiến Hảo, 32 tuổi, người Cẩm Giàng, Hải Dương còn éo le hơn. Sau khi cầm tấm bằng trong tay, Hảo cũng xin việc ở khắp nơi, nhà lại nghèo, những công việc anh đã làm qua không đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày. Mang hoài bão kiếm được nhiều tiền hơn, Hảo cũng lựa chọn con đường đi xuất khẩu lao động. Nghe theo “bánh vẽ” của một người trong làng, Hảo và gia đình lo chạy vạy, cầm cố nhà, vay mượn được 7.500 USD ứng trước trên tổng số tiền 9.500 USD để đi lao động ở Nhật Bản.
Hảo được đưa ra Hà Nội học tiếng Nhật, nhưng học xong khoảng 5 tháng thì “người làng” thông báo không có chỉ tiêu đi Nhật Bản, chuyển sang làm thủ tục hồ sơ đi Hàn Quốc.
Hảo cho biết, lúc đó có khoảng 20 người được tuyển chọn, trong đó cùng làng với Hảo có 3 người nữa. Trước ngày lên đường, Hảo cũng như các bạn về quê liên hoan chia tay gia đình, bạn bè và người thân, lưu luyến có, bịn rịn có, nhưng ngày lên đường ra sân bay Nội Bài, khi ô tô đưa đoàn đi được nửa đường thì xe quay đầu lại, người dẫn đoàn thông báo phía bên Hàn Quốc có vấn đề trục trặc, mọi người tạm thời ở lại công ty chờ giải quyết xong. Chờ mãi, chờ mãi, ngày này qua ngày khác, tuần này sang tuần khác, mọi người chán nản bỏ về quê để tiếp tục chờ, rồi từ đó bặt hẳn, gọi điện cho công ty không liên lạc được, nhiều người mất trắng số tiền, trong đó có Hảo, bởi đa số họ đều không làm việc trực tiếp với công ty lao động, đều qua người môi giới trung gian.
Chàng trai trầm ngâm một lúc rồi kể, không chấp nhận mất đi số tiền với gánh nợ trên vai, Hảo lại tiếp tục vay mượn để có 6.000USD đi lao động Đài Loan (Trung Quốc), lần này chưa đến 20 ngày, Hảo đã sang đến “miền đất hứa”. Hảo được đưa đến làm việc tại một công ty cơ khí, đứng máy cắt CNC đúng với chuyên ngành anh học. Công việc đơn giản, nhưng như Hảo nói “đời không như là mơ”, anh cho biết ngày nào anh cũng phải làm việc tăng ca đến 10h tối, về chỗ trọ tập thể thì buồng tắm có 2 cái cho một khu 20 người cả nam và nữ, hằng ngày chỉ chờ đợi đến lượt mình tắm xong thì cũng nửa đêm. Đặt lưng chưa được mấy tiếng thì 7h đã phải đi làm.
Mặc dù sang được một năm, nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ vợ con không lúc nào nguôi. Công việc thì đằng đẵng không có thời gian nghỉ ngơi, Hảo quyết định bỏ trốn ra ngoài. Ban đầu định bỏ trốn để về Việt Nam, nhưng một số bạn bè của Hảo bên đó biết chuyện rủ Hảo ở lại cố làm thêm một thời gian để “gỡ gạc”. Nghe bùi tai Hảo ở lại. Giống như Hoàng Xuân Lợi, Hảo phải trốn công an, làm việc chui cho các cơ sở sản xuất, mỗi lần công an đến kiểm tra lại bỏ đi sang nơi khác tìm việc lao động phổ thông mà người bản địa không làm.
Khi được hỏi sao làm được chưa đến 2 năm đã về rồi, Hảo cho biết, một phần vì nhớ nhà, một phần vì thu nhập cũng đủ trang trải nợ nần, dành dụm để ra được chút ít, một phần nữa là không muốn cuộc sống chui lủi, nên Hảo cũng ra công an đầu thú và một tháng sau thì về nước.
Những trường hợp trên cho thấy, người lao động vì quá mong muốn được xuất khẩu lao động, để kiếm thêm tiền gửi về cho gia đình và tích lũy cho cuộc sống sau này cho nên đã vội vàng không thông qua các công ty, doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực đưa người đi xuất khẩu lao động đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp giấy phép, mà đi theo các con đường bất hợp pháp, bởi họ thiếu kiến thức, thiếu thông tin liên quan đến các quy định về xuất khẩu lao động.
Vì trót nghe những lời tư vấn, lời hứa ngọt ngào, những thông tin hấp dẫn mời chào sang làm việc tại các nước phát triển sẽ có mức lương cao, cuộc sống ổn định, đầy đủ điều kiện về vật chất từ nơi ở đến nơi làm việc, nên họ không ngần ngại gom góp, chạy vạy khắp nơi, thậm chí cầm cố các tài sản lớn như nhà đất để nộp tiền cho các công ty “ma” về xuất khẩu lao động.