Nhằm nâng cao nhận thức, hành động của học sinh về bảo vệ môi trường trong học đường; khuyến khích các em tăng cường tư duy, thực hành kỹ năng xanh, hành vi xanh, thúc đẩy lối sống xanh, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề “Ngôi trường xanh”.

Bản chất của môi trường sống:

Môi trường sống: là tập hợp các yếu tố, các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của các cơ thể sống.

– Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp

Hệ thống môi trường bao gồm nhiều phần tử (thành phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau.

Hệ môi trường là một hệ động, các phần tử trong hệ môi trường luôn tự vận động và tương tác với nhau để thiết lập một trạng thái cân bằng. Khi một trong các yếu tố Bên trọng hệ môi trường thay đổi sẽ phá vỡ sự cân bằng => MT lại vận động hình thành cân bằng mới. Ví dụ: Núi lửa phun làm cho môi trường bị phá hủy. Tuy nhiên, sau một thời gian môi trường sẽ trở lại trạng thái cân bằng mới

Các dòng vật chất, năng lượng, thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời gian. Các phần tử trong hệ thống môi trường luôn chuyển động vào hoặc ra từ hệ này sang hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ví dụ: Vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính,… là những vấn đề có ảnh hưởng tới toàn cầu.

– Khả năng tự tổ chức và điều hành

Các phần tử trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi Bên ngoài theo quy luật tiến hóa, nhằm hướng tới trạng thái ổn định.

Ví dụ: Con tắc kè tự đổi màu da để tránh sự săn đuổi của các loài khác hoặc của con người, xương rồng sống ở sa mạc do thiếu nước nên lâu dần lá biến thành gai,…

Ý nghĩa của việc biết được các bản chất của hệ môi trường:

– Cần chú ý khi tác động vào hệ thống môi trường

– Nghiên cứu để điều chỉnh biên độ thay đổi của con người phù hợp biên độ thay đổi của môi trường.

– Khí quyển: Là vùng nằm ngoài vỏ trái đất chiều cao từ 0 – 100km.

– Thạch quyển: Phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0-60km tính từ mặt đất và có độ sâu từ 0-20km tính từ đáy biển

– Thủy quyển: Là nguồn nước dưới mọi dạng. Tổng lượng nước trên trái đất khoảng 1,4 tỷ km3.

– Sinh quyển: Bao gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và những bộ phận của thạch quyển, thủy quyển, và khí quyển tạo nên môi trường sống của các cơ thể sống.

– Trí quyển: Trí quyển bao gồm các bộ phận trên trái đất tại đó có tác động của trí tuệ con người. Trí quyển là một quyển năng động.

Vai trò của môi trường sống đối với đời sống – xã hội:

Môi trường sinh thái hay còn gọi là môi trường sống của con người, sinh vật và là nơi diễn ra những sinh hoạt thường ngày của mọi loài sinh vật sống trên trái đất này. Vậy môi trường ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người, sinh vật và mọi loài trên trái đất này. Hiện nay, trên báo đài cũng như các phương tiện thông tin đại chúng luôn luôn tuyên truyền về một hành động bảo vệ môi trường. Như là việc bảo vệ sự sống của chúng ta nhưng chúng ta còn hạn chế một số thông tin cụ thể về môi trường ảnh hưởng thế nào đến với cuộc sống con người của chúng ta.

Khi xã hội này ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng về số lượng của tài nguyên được khai thác ngày càng tăng cao để đáp ứng được tiến độ phát triển từng ngày của xã hội hiện đại không ngừng phát triển.

Mà càng ngày càng khai thác tài nguyên thì sẽ dẫn đến tình trạng kiệt quệ về tài nguyên thiên nhiên gây ra những tác động xấu đến môi trường đe dọa sự sống của mọi loài trên trái đất này. Chúng ta cần phải biết được môi trường ảnh hưởng thế nào đối với đời sống của chúng ta. Vậy thì việc đảm bảo sự phát triển cần thiết thân thiện với môi trường phải được thực hiện bởi môi trường có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, một khi môi trường ô nhiễm thì cuộc sống của con người chúng ta cũng bị đe dọa.

Cuộc sống hàng ngày của con người cần thiết có một không gian nhất định để hoạt động như nghỉ ngơi làm việc… và các hoạt động cần thiết trong đời sống con người. Như vậy thì môi trường đòi hỏi phải hội đủ các tiêu chí về các mặt sinh lý hóa…

Không gian sống của con người phải thay đổi liên tục theo sự phát triển của những công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới. Môi trường bao gồm những vật chất hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta như: rừng núi, ao hồ, các động thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm cho cuộc sống con người hay một yếu tố khác quan trọng không kém là không khí, năng lượng từ nắng và gió, hay là những nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển của công nghiệp chẳng hạn cũng gián tiếp có phần liên quan đến môi trường.

Môi trường tự nhiên có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người, nó tác động hàng ngày, hàng giờ, trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người. Có thể khái quát về vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người trên một số nội dung: Môi trường tự nhiên là điều kiện thường xuyên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của con người. Môi trường tự nhiên là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Môi trường tự nhiên là nơi tiếp nhận, biến đổi các chất thải của con người. Bên cạnh vai trò về vật chất, môi trường tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần.

Môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế – xã hội có quan hệ khăng khít, chặc chẽ tác động qua lại lẫn nhau trong thế cân bằng thống nhất. Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế có rất nhiều quốc gia sự phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu, đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại… Có thể khẳng định, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương.

Môi trường sống được phân loại thành 2 là môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.

Môi trường tự nhiên là môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên như nước, sinh vật, khí hậu, địa hình, đất trồng, địa chất…Môi trường tự nhiên là môi trường giúp con người có nhiều điều kiện để phát triển và tồn tại lâu dài như không khí để con người hít thở, đất để xây dựng nhà cửa, chăn nuôi, trồng trọt…Môi trường mang lại nguồn khoáng sản cần thiết cho con người.

Tóm lại, môi trường tự nhiên mang lại không gian và điều kiện cho con người sinh sống và tồn tại, giúp cuộc sống con người trở nên phong phú hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Môi trường xã hội là tổng quan các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua các quy định, cam kết, hệ thống pháp luật, thể chế, môi trường xã hội là định hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, từ đó có thể hình thành mọt sức mạnh đoàn kết, tập thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển để con người trở nên tốt và có ích cho xã hội hơn.

Với tư cách là một thực thể tự nhiên – xã hội, con người sống trong môi trường tự nhiên và luôn tồn tại trong môi trường xã hội. Mọi sự xáo trộn, biến đổi của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người. Để xử lý hài hòa mối quan hệ đó, con người phải vận dụng tốt vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “tiếng nói chung” với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong giải quyết mối quan hệ giữa con người với môi trường. Điều đó cần đặt ra những yêu cầu cơ bản, toàn diện từ nhận thức đến hệ thống những giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ở nước ta – một sự phát triển hài hòa cả về kinh tế – xã hội và tài nguyên, môi trường.

Ảnh hưởng của thổ nhưỡng với cơ thể

Y học cổ truyền bắt nguồn từ việc người xưa quan sát sự thay đổi trong thiên nhiên, điều kiện ăn ở, tập quan phong tục địa phương…. để suy bàn ra mối quan hệ giữa tự nhiên với sức khỏe của con người.

Ở miền Bắc củanước ta khí hậu rất lạnh, cao nên nhiều táo khí, phía Đông Nam thì khí hậu ôn hòa, đất thấp, nhiều thấp khí, vì thế khí hậu thiên thời và tính chất Thủy Thổ có sự khác nhau rất lớn giữa Nam và Bắc.

Vì sự khác nhau của hoàn cảnh tự nhiên nên tình hình sinh lý và bệnh biến của thân thể con người cũng có sự khác nhau rõ rệt, như khu vực Dương Đông là nơi nhiều cá và muối, ở vùng biển gần nước mặn, cư dân ăn nhiều cá, thích đồ ăn mặn cho nên da đen và lỗ chân lông thưa hở. Do thời tiết như vậy nên bệnh phần nhiều mụn nổi ở ngoài da, cách chữa nên dùng phép biên thạch. Khu vực phương Tây là nơi nhiều vàng ngọc, nhiều đá, các cư dân ở đồi núi nhiều gió, ăn đồ thịt nhiều mà béo mập cho nên ngoại tà không dễ xâm phạm vào hình thể được, bệnh phát ra phần nhiều là bệnh nội thương, cách chữa bệnh nên dùng thuốc uống.

Khu vực phương Bắc khí hậu như mùa đông, có khí tượng bế tàng, địa hình cao dựa vào đồi núi mà ở, trong hoàn cảnh nhiều gió lạnh băng giá,cư dân sinh hoạt theo lối du mục, thường phải ở ngoài trời ăn nhiều sữa vì thế nội tạng Hàn dễ sinh ra bệnhmãn, cách chữa nên dùng châm đốt. Khu vực phương Nam nhiều khí trưởng dưỡng, là nơi dương khí rất thịnh, thấp Thủy Thổ, bạc nghiệp sương mù thường đóng lại, cư dân thích ăn đồ chua và đồ đã ướp muối nên thân thể cả họ da dẻ kín đáo và sắc đỏ, bệnh phát sinh phần nhiều là gân mạch co quắp, khó đi lại,cách chữa nên dùng châm chích.

Khu vực Trung ương đất bằng phẳng, nhiều ẩm thấp, sản lộc dồi dào, cư dân có nhiều thức ăn sinh hoạt và cũng tương đối nhàn rỗi nên bệnh tật phát ra phần nhiều là những bệnh suy nhược,tuyết lịch nóng rét, chữa bệnh nên dùng cách vận động và xoa bóp.

Khi nắm rõ được tính chất trọng yếu của bệnh và những địa phương khác nhau như vậy, thầy thuốc cần phải chú ý tới quan hệ giữa thân thể con người với hoàn cảnh tự nhiên, tập quán sinh hoạt với tật bệnh, hiểu rõ tình hình từng địa phương và từng con người để tìm raphương pháp chữa bệnh trên lâm sàng.

Sự thích ứng của con người với tự nhiên

Sự thay của bốn mùa, sự biến hóa của lục khí là điều kiện có lợi cho sinh vật phát triển và phát sinh, nhưng có lợi hay không có lợi hoàn toàn không phải chỉ đơn thuần phụ thuộc vào lục khí tứ thời. Bởi vì đó mới chỉ là phương diện ngoại nhân, một phương diện khác,  cơ năng thích ứng của thân thể con người có chịu đựng được ảnh hưởng của ngoại nhân hay không mới là tính chất quyết định.Khí biến hóa của tự nhiên giới sở dĩ không làm cho người ta sinh bệnh, vì cơ năng sinh lý của cơ thể có sự biến hóa theo 4 mùa 6 khí.

Sách Linh khu viết: Trời nóng mặc áo dày thì lỗ chân lông hở,cho nên mồ hôi chảy ra, trời lạnh thì lỗ chân lông khít lại, khí thấp không lưu hành, nước chảy xuống bàng quang thì thành ra nước tiểu và hơi. Đó là chứng cứ về cơ năng thích ứng của thân thể con người tùy theo khí hậu biến hóa khác nhau mà thay đổi.

Suy ra mà bàn thì khí lục dâm sở dĩ có thể gây bệnh cho con người hay không còn phụ thuộc vào sự cơ năng thích ứng mạnh yếu của con người. Điều này được thầy thuốc vẫn thường gọi là“chính khí vững ở trong thì tà khí không thể can phạm vào được”. Đó là đã khẳng định thân thể người người ta nếu có đủ sức đề kháng thì tà khí không thể làm hại được.

Sách Linh khu cũng dạy: gió, mưa,rét, nóng không phải là hư tà thì một mình nó không thể làm hại người ta được. Bỗng nhiên gặp phải gió dập mưa dồn mà người không mắc bệnh là vì thân thể không hư, cho nên một mình tà khí không thể làm hại người được, phải nhân phong tà hư ở ngoài cùng với thân thể hư ở trong, hai cái hư gặp nhau thì là mới xâm nhập vào thân thể được.

Đại ý chỉ rằng, một mình tà khí thứ không thể gây nên bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh là vì ở thân thể suy yếu lại gặp phải gió độc từ chỗ hư đến mới có thể thành bệnh. Nếu thân thể không hư thì đi gặp mưa to gió lớn cũng không thể gây nên bệnh.

Một lúc bị gió, đồng thời bị bệnh mà bệnh lại khác nhau,ví như người thợ mài rìu múa và dao để đốn cây. Cây có âm dương lại có cứng mềm, cứng thì dao không vào, mềm thì khỏi dai dẻo, gặp đến khúc mắt thì dìu búa ít sứt mẻ. Phàm trong một cây gỗ, cứng mềm không giống nhau là vì vỏ có dày có mỏng, nhựa có nhiều có ít cũng khác nhau đó thôi.

Cây có hoa lá sinh sớm, gặp xương xuân gió mạnh thì hoa rụng lá héo, bị hạn hán lâu ngày thì cây giòn vỏ mỏng nhánh ít nhựa mà lá héo gặp trời dâm nhiều và mưa dầm loại cây vỏ mỏng, nhánh ít nhựa thì lá héo,gặp trời dâm và mưa dầm nhiều, loại cây vỏ mỏng thì bị rữa mục; gặp gió thì mình đổi mạng, cây cứng giòn thì bị gãy và chắc chắn bị thương, gặp sương thu gió dữ thì gốc bị lung lay lá rụng.

Trong những trường hợp ấy bền bỉ như loài cây còn bị thương uống hồ là con người.Đó là lấy cây cối ví dụ với thân thể con người vì bẩm chất khác nhau và sự phát triển sinh biến hóa cũng khác nhau, cho nên mặc dù mọi người đồng thời bị bệnh và cùng một nguyên nhân bệnh, mà bệnh phát ra lại không giống nhau toàn bộ. Do đó có thể biết người mà thân thể càng khỏe mạnh thì cơ năng thích ứng càng được kiện toàn, người mà cơ cơ năng thích ứng càng kém sút thì thân thể cũng càng suy yếu. Cho nên nói Nội nhân quyết định cho ngoại nhân.

Cơ năng thích ứng chủ yếu là chỉ vào vệ khí, công năng của vệ khí trong cơ thể là làm cho ấm áp bắp thịt, nhuận da, mạnh gân cốt, giữ việc đóng mở của lỗ chân lông. Vệ khí có tác dụng bảo vệ ở ngoài, nếu sức bảo vệ ở ngoài kém thì bệnh là sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể, vì thế phàm bệnh thuộc về ngoại cảm do tà khí lục dâm mà gây nên thường là do công năng của vị trí bị bệnh trước.

Vệ khí và dinh khí có quan hệ mật thiết với nhau,dinh khí vận hành ở trong huyết mạch, có lực lượng xúctiến huyết mạch chu lưu, giúp cho vệ khí phát huy tác dụng bảo vệ ở ngoài.Giới hạn giữa vệ và dinh tuy có sự phân biệt trong và ngoài nhưng trên quan hệ đều là tác dụng lẫn nhau, có sự liên hệ rất chặt chẽ. Cho nên huyết dịch chu lưu trong thân thể người ta cũng biến hóa theo sự thay đổi của bốn mùa.

Cụ thể, theosách Tố vấn bàn về mạch tượng thì bình thường trong bốn mùa có sự khác nhau là mùa Xuân huyền, mùa Hạ hồng, mùa Thu mao, mùa Đông thạch.Nghĩa là mùa Xuân mạch nổi lên như cá bơi trên sóng, mùa Hạ đi lần da đầy đẫy như muôn vật có thừa, mùa Thu mạch đi ở dưới lần da như sâu bọ sắp đi nấp, mùa Đông mạch đi ở tận xương như nhưng sâu bọ đã nấp kín.

Bốn thứ mạch tượng này tuy không phải là tuyệt đối nhưng chủ yếu cũng nói rõ sự chu lưu của huyết dịch trong thân thể con người là chịu ảnh hưởng của khí hậu biến hóa.

Lai Châu chưa quá phát triển mạnh về du lịch như Lào Cai, Sơn La. Nhưng nơi đây lại mang đến cho du khách những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống của các dân tộc anh em một cách mộc mạc và bình dị nhất.

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam. Nơi đây có nhiều cao nguyên cao trên 1.500m thời tiết cực kỳ thuận lợi; mây phủ bốn mùa, khí hậu trong lành, mát mẻ như cao nguyên Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San. Ngoài ra, Lai Châu cũng có nhiều đỉnh núi cao, sông suối nhiều thác ghềnh rất nổi tiếng như: đỉnh Fansipang, dãy Pu Sam Cáp (cao trên 1.700 m), sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu.

Người dân Tây Bắc có câu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” để ca ngợi bộ tứ ruộng bậc thanh view lung linh nhất khu vực. Cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên) là một trong số đó. Dù du khách tới vào thời điểm nào trong năm, Mường Than cũng có vẻ đẹp riêng của nó, mùa nước đổ tranh xanh như chiếc gương trời, mùa lúa chín vàng óng rất thu hút.

Sở hữu địa hình đồi núi hùng vĩ, Lai Châu có rất nhiều ngọn núi cao để bạn khám phá. Trong đó, cao nguyên Sìn Hồ là một trong những địa điểm du lịch đặc biệt tại đây. Nơi này, luôn tạo một sức hút lớn đối với các du khách. Nhất là với hội nhóm phượt, đều muốn trải nghiệm, chinh phục cao nguyên này.

Nơi này, là nóc nhà của tỉnh Lai Châu, là nơi sinh sống của các dân tộc tại vùng đất này. Bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh vô cùng nên thơ, những ngọn núi cao cao chập chùng. Sự mát mẻ, dịu êm cùng với khung cảnh thiên nhiên thú vị, sẽ làm bạn phải xao xuyến.

Bạch Mộng Lượng Tử hay còn được gọi là Ki Quan San là một trong số những ngọn núi cao nhất tại Việt Nam. Nơi này nằm tiếp giáp giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Đây là điểm đến được rất nhiều người lựa chọn để khám phá và tìm hiểu. Thời gian thích hợp để leo núi là từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, bạn sẽ được tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành.

Thêm vào đó, bạn nên leo núi vào buổi sáng sớm để có thể nhìn thấy khung cảnh vô cùng tuyệt đẹp. Nếu bạn thích khám phá, không thể bỏ lỡ địa điểm du lịch đặc sắc này.

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè nằm trên địa bàn 2 xã Tà Tổng và Mù Cả, là nơi có hệ thực vật và thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, nhất là hệ sinh thái rừng. Kết quả khảo sát, điều tra của huyện Mường Tè cho thấy có 542 loài thực vật, trong đó có 57 loài thực vật quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 loài trong sách đỏ thế giới, đa số là những loài thuốc quý hiếm; 22 loài đặc hữu hẹp cho vùng Tây Bắc, 7 loài nằm trong Nghị định số 32 của Chính phủ và 6 loài đặc trưng cho vùng Tây Bắc: Trám đen, chò nước, giổi xương, chò nâu, đinh, sến, lát hoa

Nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km về phía Đông Bắc, Pu Ta Leng có độ cao 3049 m. Nếu Fansipan được ví là “nóc nhà của Đông Dương” thì Pu Ta Leng chính là nóc nhà thứ hai mà các phượt thủ hay các bạn trẻ ham mê thách thức muốn chinh phục dù chỉ một lần. Hàng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là khoảng thời gian đẹp nhất mà du khách nên lựa chọn để chinh phục đỉnh Pu Ta Leng bởi vẻ đẹp của thiên nhiên cùng các loại hoa rừng đặc biệt là hoa đỗ quyên nở rộ từ khắp sườn núi lên tới đỉnh.

Chinh phục đỉnh Pu Ta Leng du khách sẽ phải vượt qua những khu rừng nguyên sinh, những thác nước, khe suối hay những thảm thực vật phong phú…để rồi khi lên tới đỉnh sẽ thấy những ốc đảo ẩn hiển giữa đại dương mây trên độ cao 3.049m.

Tầng tầng lớp lớp mây trắng giữa màu xanh dương của bầu trời và màu xanh lá của núi rừng nơi đây giống như một bức tranh tuyệt vời. Cùng với Pu Ta Leng, Lai Châu còn sở hữu thêm 5 đỉnh núi khác trong Top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Theo thứ tự sẽ là Pu Si Lung (3.083m), Pu Ta Leng (3.049m), Bạch Mộc Lương Tử (3.045m), Khang Su Văn (3.012m), Tả Liên (2.993m), Bạch Mộc Lương (2.976m).

Cách trung tâm huyện Tam Đường chừng 6km, Sì Thâu Chải tập trung phần lớn cộng đồng người Dao sinh sống. Kinh nghiệm du lịch Lai Châu khuyên bạn tới đây không chỉ để chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đẹp rụng rời, không khí trong lành mà cũng để tìm hiểu những phong tục tập quán văn hóa của người dân nơi đây.

Con thác độc nhất vô nhị ở Lai Châu vừa trữ tình lại hư ảo. Đằng sau cái tên Tác Tình là cả một câu chuyện tình buồn nhưng son sắt của cặp đôi người dân tộc Dao, lên đây tận hưởng không khí mát lành đừng bỏ qua cơ hội nghe kể câu chuyện tình lãng mạn.

Nếu bạn muốn biết đến Lai Châu có gì vui, khám phá nơi nào đẹp thì bạn hãy đến với quần thể hang động Pu Sam Cáp. Khu quần thế này gồm có 3 hang động gồm: Thiên Môn, Thủy Tinh, Thiên Đường. Mỗi một hang động, đều có những nét đẹp đặc trưng riêng.

Bạn sẽ được khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú tại đây. Những hang động vô cùng kỳ bí, những thạch nhũ đá với muôn hình vạn trạng, sẽ mang đến cho bạn một khung cảnh tuyệt đẹp. Những bàn tay tuyệt tác của tạo hóa, khiến cho nơi này vô cùng đặc sắc.

Mang đầy đủ các đặc trưng của khí hậu vùng Tây Bắc, du khách nên chọn tới Lai Châu vào khoảng tháng 9-10 để kết hợp đi ngắm lúa Mù Cang Chải cùng với cánh đồng Mường Than ở huyện Than Uyên. Nếu là người có đam mê với những chuyến "săn mây" thì bạn nên ghé Sìn Hồ vào khoảng tháng 3 - 4.

Một lưu ý nhỏ là vào mùa mưa của Tây Bắc (thời gian hè) thường có bão hay áp thấp nhiệt đới, mưa liên tục có thể dẫn đến tình trạng bị sạt lở đất, nước lũ trên các sông suối cũng dâng cao rất nguy hiểm; các bạn nên tránh các tháng hè 7, 8.

Văn phòng tư vấn du học của chúng tôi thi thoảng nhận được thư từ Sở Di trú (Bộ Nội vụ) Australia thông báo có sinh viên quá hạn visa, đề nghị ra trình báo hoặc tìm giải pháp hợp pháp hóa tình trạng cư trú.

Nhưng, như có thể dự đoán, mọi thông tin liên lạc mà chúng tôi từng lưu trữ đều không còn được họ sử dụng.

Dù vì nguyên do gì, tôi cũng thực sự tiếc cho cả quá trình cố gắng đã qua khi cuối cùng, họ lại lựa chọn trở thành một người không giấy tờ, vô thừa nhận, đối mặt với một cuộc sống trong bóng tối. Thống kê của Bộ Nội vụ Australia từ năm 2016 đến nay cho thấy, nước này có trên dưới 70.000 người cư trú bất hợp pháp - thường gọi là "người rơm".

Để giải tỏa cho trăn trở cá nhân, tôi đã thử cố gắng lý giải cho quyết định trở thành "người rơm" của những du học sinh mà chúng tôi hiểu đủ rõ về hồ sơ của họ. Tôi tạm phân loại thành hai nhóm chính:

Nhóm thứ nhất là các bạn có gia cảnh đặc biệt khó khăn về tài chính ở quê nhà, hy vọng cố gắng làm mọi việc để kiếm tiền gởi về cho gia đình. Với chính sách tiền lương tối thiểu và mức sống thuộc hàng cao nhất thế giới, ở Australia, du học sinh không phải bận tâm nhiều về tài chính. Một công việc làm thêm bình thường nhất, ví dụ bồi bàn hoặc nhân viên dọn dẹp vệ sinh, vẫn có thể mang đến thu nhập thoải mái cho các du học sinh độc thân. Nhưng nếu mang một khoản nợ, hoặc gánh nặng tài chính cho cả đại gia đình, các bạn phải bỏ học để dành toàn thời gian kiếm tiền và trở thành người cư trú bất hợp pháp.

Nhóm thứ hai là những người không có khả năng hoặc lười nhác học tập, chỉ muốn định cư nhanh và dễ. Các bạn này thường xuất thân từ gia đình trung lưu, không khó khăn về tài chính, nhưng cũng chưa đủ giàu để định cư theo diện đầu tư kinh doanh, và không đủ năng lực chuyên môn để xin visa định cư diện tay nghề.

Còn một nhóm nữa - những người quá hạn visa vì những lý do bất khả kháng hoặc do vô ý không để tâm đến ngày tháng - thường rất cầu thị để tìm cách gỡ bỏ tình trạng bất hợp pháp ngay khi có thể, và cũng không gặp quá nhiều rắc rối sau khi đã được hợp pháp hóa thành công.

Nhóm thứ nhất là đối tượng rất dễ bị bóc lột sức lao động. Do cư trú bất hợp pháp, họ chỉ có thể sống chui nhủi, làm những công việc nặng nhọc với mức lương bèo bọt dưới mức quy định, thậm chí phải làm những việc phạm pháp như trồng cần sa. Những "người rơm" này cũng không được hưởng bảo hiểm cũng như các quyền lợi hợp pháp của người lao động. Lúc đau ốm họ không dám đi khám chữa vì sợ bị phát hiện. Số tiền kiếm được muốn gửi về quê nhà, họ phải gửi qua những phương thức không chính thống, chấp nhận mức tỷ giá thấp hơn thị trường, kèm theo rủi ro mất tiền hoặc bị lừa gạt, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng khi giao dịch số tiền lớn bằng tiền mặt.

Với nhóm thứ hai, phương thức khá phổ biến là tham gia vào các đường dây môi giới kết hôn giả. Họ chi trả số tiền theo thỏa thuận để nhận được sự bảo lãnh từ đối tượng đồng ý làm hồ sơ kết hôn.

Vài năm trước, phụ huynh của một nữ sinh tham khảo tôi về giá thị trường làm hồ sơ kết hôn giả cho con gái. Cô bé đã tốt nghiệp phổ thông, vừa sang Australia được 6 tháng nhưng không muốn tiếp tục đi học, mà gia đình thì không muốn em về nước. Em được giới thiệu cho một người đồng ý kết hôn giả với mức phí 100.000 AUD (gần 1,6 tỷ đồng). Gia đình họ kinh doanh khá thành công ở Việt Nam, số tiền này không phải là vấn đề lớn.

Tôi dùng một câu hỏi thay cho câu trả lời: số tiền 100.000 AUD đủ để con gái anh chị học hết đại học, tốt nghiệp xong, em có thể chuyển qua visa tốt nghiệp, được đi làm việc hợp pháp ít nhất hai năm nữa, với mức thu nhập tối thiểu khoảng 50.000 AUD/năm. Như vậy, hai năm sau tốt nghiệp em đã thu hồi chi phí du học, lãi thêm tấm bằng đại học được công nhận quốc tế, cùng kinh nghiệm sống lẫn nghề nghiệp chuyên môn. Anh chị mong con mình sống một cuộc đời tự chủ hay tự mua dây buộc mình vào một cuộc hôn nhân giả, phạm pháp và không có tình yêu?

Tôi đã chứng kiến đủ nhiều bi kịch từ những cuộc kết hôn giả tương tự, và không mong bất cứ ai sa vào con đường này. Kết hôn giả, nhưng bi kịch là thật.

Khi viết bài này, tôi nhớ đến gia đình anh Chính (đã đổi tên). Anh và vợ sống bất hợp pháp ở Australia gần chục năm, dành dụm gửi tiền về cho hai bên gia đình. Khi có con, con của họ không được đi học ở trường chính quy mà chỉ có thể gửi cho một bà gần nhà giữ hộ. Bà không có bằng cấp hay kỹ năng giáo dục, chỉ chăm trẻ theo bản năng và kinh nghiệm, cho ăn uống, tắm rửa và chờ cha mẹ đến đón sau khi đi làm về. Anh chị ngày ngày đi làm, tối về nhà, không dám giao du với ai hay hưởng thụ gì, đúng nghĩa sống mòn. Anh nhiều lần tính ra trình báo, để có cơ hội về nước nhưng không đủ can đảm. Cho đến khi bị cảnh sát bắt, anh như trút được gánh nặng, "về nhà để con được đi học, anh chị còn có thể được làm người".

Mới đây, trong khoảng tháng 12/2023 đến tháng 1/2024, 4 học sinh Việt đến học tại Trường trung học Hamilton (Adelaide, Nam Australia) theo diện trao đổi đều lần lượt biến mất. Cảnh sát Australia tin rằng bốn em có thể đang "chủ động lẩn trốn khỏi chính quyền".

Sở Giáo dục bang Nam Australia đã tạm dừng nhận đơn đăng ký của học sinh ba tỉnh ở Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình) vào các trường phổ thông công lập, sau khi xem xét quê quán của một số học sinh rời nhà trọ mà không được phép.

Cư trú bất hợp pháp là một lựa chọn phải trả giá đắt. Nhưng nếu đủ can đảm và quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể chọn lại, để chủ động thoát khỏi kiếp "người rơm".