Bạn vui lòng nhập đầy đủ thông tin để nhận ngay mức phí thấp chưa từng có.

ngành nghề xuất khẩu lao động phổ biến ở Hàn Quốc

Khi sang Hàn Quốc, sẽ có 12 ngành nghề phổ thông dành cho người đi xuất khẩu lao động, những nghề này được chia vào 4 nhóm ngành chính dựa theo tính chất và môi trường làm việc. Cụ thể, mỗi nhóm ngành sẽ bao gồm các nghề sau:

Hiện nay, có đến 85% lao động Việt Nam khi đăng ký làm việc ở Hàn Quốc lựa chọn nhóm ngành sản xuất chế tạo. Bởi đây là những công việc khá phổ biến, nhiều việc làm thêm, và có mức thu nhập cao. Sản xuất chế tạo ở Hàn Quốc bao gồm các ngành nghề:

Riêng với các công việc liên quan đến cơ khí (Hàn, tiện, phay, dập kim loại) thường sẽ yêu cầu lao động cần có kinh nghiệm làm việc, thợ Hàn ít nhất phải có kỹ năng 3 tháng. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng công nhân ngành sản xuất chế tạo ở Hàn Quốc khá nhiều nên bạn yên tâm không sợ thiếu việc làm.

Mức thu nhập bình quân mỗi tháng của những nghề này dao động từ 25 - 35 triệu/ tháng chưa tính tiền tăng ca và tùy vào tính chất công việc.

Cũng giống như Nhật Bản, xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp ở Hàn Quốc chia làm 2 nghề chính là: Trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể bao gồm trồng trọt rau quả, hoa màu trong nhà kính, chăn nuôi gia súc, gia cầm...

Trong ngành nông nghiệp, người lao động không bắt buộc phải có kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo yêu cầu sức khỏe và độ tuổi từ 18- 39. Mức lương khoảng từ 25- 32 triệu, thấp hơn các công việc khác tại Hàn Quốc một chút nhưng đổi lại yêu cầu không quá khắt khe, phù hợp với cả nam lẫn nữ.

Ngoài sản xuất chế tạo thì xây dựng cũng là một trong các ngành nghề xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc được nhiều nam giới lựa chọn nhất. Công việc chính của họ là lắp đặt cốp pha, giàn giáo, điều hòa; quét sơn, xây trát; vận hành máy móc. Tuy công việc vất vả nhưng đổi lại thu nhập ở ngành xây dựng khá cao, khoảng từ 28-33 triệu/tháng.

Ngư nghiệp có lẽ là lĩnh vực khá phù hợp với người Việt khi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Có 2 nghề chính trong ngành này là đi biển để đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy hải sản. Người lao động làm việc trong môi trường ngư nghiệp đòi hỏi phải có sức khỏe tốt nên chủ yếu phù hợp với nam giới. Mức thu nhập khoảng từ 30 -35 triệu đồng/tháng. Sau 3 năm làm việc, chắc chắn bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong nuôi trồng thủy hải sản, đây là cơ hội  tốt cho những ai vẫn muốn tiếp tục với nghề này khi trở về nước.

Các dạng chương trình xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc hiện nay

Nếu bạn muốn sang Hàn Quốc làm việc, có 2 dạng chính là đi tự túc theo diện Visa lao động và Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm.

Tại Hàn Quốc, có tổng cộng 11 loại Visa lao động (từ E-1 => E-10 và H-1). Trong đó, chỉ có Visa E-7 (Visa Kỹ sư chuyên ngành) là bạn có thể hoàn toàn tự túc phối hợp với công ty tuyển dụng để xin giấy xác nhận, sang định cư, làm việc. Và điều kiện đối với kỹ sư phải có 3 năm kinh nghiệm, nếu là thợ hàn phải có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm.

Ngoài ra, còn có Visa E-9 (Visa Lao động phổ thông cho tất cả các ngành nghề), nhưng khi đã được cấp phép, bạn vẫn phải thông qua Bộ lao động Thương binh và xã hội phê duyệt hồ sơ rồi mới được chính thức làm việc tại Hàn Quốc.

Vậy nên, diện xuất khẩu lao động chính ngạch ở Hàn Quốc được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay vẫn là EPS. Trước tiên, người lao động buộc phải có chứng chỉ tiếng Hàn thì mới được làm hồ sơ dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. Tuy thủ tục, quy trình có phần lâu hơn so với các công ty xuất khẩu lao động sang Nhật, Đài Loan, nhưng EPS là chương trình duy nhất đưa người Việt sang Hàn làm việc một cách an toàn nhất.

Trước đây Hàn Quốc “nói không” với lao động từ 58 quận/huyện của Việt Nam, tuy nhiên, hiện nay danh sách này đã giảm xuống còn 40 quận/huyện. Những đơn vị đã được tháo bỏ lệnh “cấm cửa” bao gồm:

- Hà Nội: huyện Thường Tín, Đông Anh, Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất

- Hải Dương: Gia Lộc, Thanh Hà, Bình Giang, Thanh Miện

- Bắc Ninh: TP. Bắc Ninh,, Tiên Du, Quế Võ

- Phú Thọ: TP.Việt Trì, Lâm Thao

- Thanh Hóa: Triệu Sơn, Nga Sơn

Ngoài việc đảm bảo chung các yêu cầu từ 18-39 tuổi, trình độ tốt nghiệp THCS trở lên, sức khỏe đạt chuẩn theo quy định thì người lao động cần chú ý những điều kiện, quy định trên đây mà Hàn Quốc đưa ra để không phải mất nhiều thời gian chọn lựa ngành nghề, làm thủ tục XKLĐ…

Trên đây là 12 ngành nghề xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc phổ biến nhất mà Tuyencongnhan.vn chọn lọc và chia sẻ. Bạn nên tìm hiểu chi tiết các công việc để lựa chọn đơn hàng phù hợp khi nộp hồ sơ.

Tag Archives: các ngành nghề xkld hàn quốc visa e9

Sau một thời gian dài đóng cửa với người lao động Việt, đến nay, Hàn Quốc đã cởi mở hơn trong chính sách nhập cảnh dành cho nước ta. Vậy nên nếu bạn đang có ý định đến nước này làm việc thì đừng bỏ qua các ngành nghề xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đáng chú ý bên dưới.

Hàn Quốc được xem là thị trường lao động tiềm năng với mức thu nhập ổn định, nhiều công việc làm thêm. Cộng với chi phí xuất khẩu không quá đắt đỏ nên được rất nhiều người hướng đến. Hãy cùng tìm hiểu ở Hàn Quốc đăng ký việc làm nào là phù hợp nhất.