Theo dữ liệu từ văn phòng công tố, gần 95.000 vụ án hình sự đã được mở từ năm 2022 đối với những binh sĩ "vắng mặt không phép" (AWOL) và tội nghiêm trọng hơn là đào ngũ trong khi chiến đấu.

Trường hợp nào công dân không phải đi nghĩa vụ quân sự 2024?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ Quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019, quy định về các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ:

- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Theo đó, công dân thuộc các đối tượng nêu trên thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ 2024.

Bên cạnh đó, các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ Quân sự 2015 được miễn gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự 2024 gồm có các đối tượng sau đây:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Ngoài ra, công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ nêu trên, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

Chế độ cho các hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ xuất ngũ:

Theo những phân tích trên và theo quy định của pháp luật thì sau hai năm (hoặc tối đa là 2,5 năm) kể từ khi hạ sĩ quan, binh sĩ bắt đầu thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ thì họ sẽ được xuất ngũ.

Khi họ xuất ngũ họ sẽ được hưởng các chế độ, chính sách mà Nhà nước quy định, cụ thể như sau:

– Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ:

+ Tiền tàu xe, phụ cấp đi đường: khi xuất ngũ các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được đơn vị trực tiếp quản lý của mình tổ chức một buổi gặp mặt để chia tay trước khi xuất ngũ và mức chi sẽ 50.000 đồng/người; các binh sĩ, hạ sĩ quan sẽ được đơn vị của mình tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú của họ hoặc là họ sẽ được cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và được cấp phụ cấp đi đường từ đơn vị của mình về nơi cư trú.

+ Trợ cấp xuất ngũ một lần: theo quy định của pháp luật thì cứ mỗi năm hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong Quân đội thì sẽ được Nhà nước trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ. Tại thời điểm năm 2022, mức tiền lương cơ sở là 1.490.000 đồng, trong trường hợp binh sĩ, hạ sĩ quan thực hiện nghĩa vụ là 02 năm thì khi xuất ngũ họ sẽ được số tiền trợ cấp xuất ngũ một lần là 5.960.000 đồng. Nếu trong trường hợp các hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trên 02 năm thì sẽ được tính như sau: nếu tháng lẻ là dưới 01 tháng thì sẽ không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; nếu từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp bằng với 01 tháng tiền lương cơ sở; nếu từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp bằng với 02 tháng tiền lương cơ sở. Ngoài ra, Nhà nước cũng quy định về tiền trợ cấp xuất ngũ một lần đối với các hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ với thời hạn đủ 30 tháng, và đối với trường hợp này, khi xuất ngũ họ sẽ được nhà nước trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng sẽ được tính bằng hệ số phụ cấp nhân với mức lương cơ sở. Ví dụ, tại thời điểm năm 2022, hệ số phụ cấp đối với cấp bậc quân hàm là hạ sĩ sẽ là 0,5, vậy khi hạ sĩ quan thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ là 02 năm 06 tháng (30 tháng) thì khi xuất ngũ ngoài tiền trợ cấp xuất ngũ mà họ được nhận là 7.450.000 đồng thì họ sẽ được cộng thêm 1.490.000 đồng, vậy trong trường hợp hạ sĩ quan thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ là 30 tháng thì họ sẽ được nhận số tiền trợ cấp một lần là 8.940.000 đồng.

– Được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học lại nếu trong trường hợp trước khi nhập ngũ các hạ sĩ quan, binh sĩ đang theo học hoặc đã có giấy gọi vào học ở các trường thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay cơ sở giáo dục đại học.

– Được Nhà nước trợ cấp tạo việc làm: hạ sĩ quan, binh sĩ được nhà nước trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

– Được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập theo quy định của pháp luật hoặc được giải quyết chế độ tại các tổ chức mà hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ làm việc

– Được Nhà nước giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật: thời gian phục vụ tại ngũ của các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội và sẽ được cộng nối với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội trước đó.

Chương trình trại hè này giúp các em trải nghiệm được nhiều điều bổ ích, cung cấp cho các em những kỹ năng trong cuộc sống. Đồng thời đây cũng là hoạt động thiết thực có tác động sâu rộng đến nhận thức của các em, giúp các em hiểu rõ hơn về công tác PCCC, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Theo nhận định của một số giảng viên PCCC, việc trẻ em thường trở thành nạn nhân đầu tiên trong các vụ hỏa hoạn không quá khó hiểu. Thể trạng yếu hơn, tâm lý dễ bị hoảng loạn khi bất ngờ gặp sự cố; và đặc biệt, như nhiều người lớn khác, các em không được trang bị những kỹ năng ứng phó với hỏa hoạn, kỹ năng thoát hiểm khi gặp cháy, chưa được trải nghiệm đám cháy thực sẽ như thế nào và làm sao để bảo đảm an toàn tính mạng hoặc tự thoát thân trước khi lực lượng PCCC đến ứng cứu. Nhằm huấn luyện kỹ kỹ năng, trang bị kiến thức cho các em học sinh về PCCC và CNCH; tuyên truyền công tác PCCC và CNCH đến với mọi người, mọi đối tượng và xây dựng hình ảnh người lính chữa cháy chuyên nghiệp, bản lĩnh và gần gũi với nhân dân, đặc biệt là các em học sinh. Đồng thời tạo không gian vui chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh trong kỳ nghỉ hè năm 2023; cùng với đó là hướng dẫn, rèn luyện các em có nếp sống ngăn nắp, kỷ luật và năng động với tinh thần “Trải nghiệm thực tế - Nghiệm lại bài học”.

Thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC & CNCH , công an thành phố Hồ Chí Minh cùng các đội  nghiệp vụ  phòng  PC07 tham dự

Trên cơ sở đó, thực hiện kế hoạch số 121/KH-PC07 ngày 04/04/2023 của Phòng PC07 về việc tổ chức chương trình “Trại hè lính cứu hoả năm 2023”. Hôm nay Phòng PC07 phối hợp cùng Trung tâm Phòng vệ thông minh tổ chức Lễ xuất quân cho khoá 1 Trại hè Lính cứu hoả năm 2023. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, vài năm trở lại đây, ngoài lựa chọn những khóa học văn - thể - mỹ hay các lớp kỹ năng mềm nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức tự giác, ý thức kỷ luật cho con trong dịp hè, các bậc phụ huynh chú ý hơn đến việc trang bị cho trẻ kỹ năng xử lý tình huống, tự phòng vệ, bảo vệ bản thân khi bất ngờ xảy ra sự cố. Mô hình “Trại hè lính cứu hoả” mới xuất hiện trong vài năm gần đây, nhưng đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình từ cả phụ huynh và học sinh.

Hôm nay Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - CATP. Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng phòng vệ thông minh - Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo Đa Linh tổ chức chương trình “ Trại hè lính cứu hoả” năm 2023, nhằm huấn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức cho các em học sinh về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ; tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy.

Tại Trại hè, trong 7 ngày, các em không chỉ được vui chơi mà còn học được những kỹ năng rất bổ ích để ứng phó khi có nguy hiểm xảy ra, các em được trải nghiệm làm lính cứu hoả, được học kiến thức, kĩ năng thoát hiểm; sinh tồn, an toàn phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ; làm việc theo nhóm; tuân thủ kỷ luật, đồng thời tạo ra không gian vui chơi lành mạnh.