Nguyễn Tấn Dũng (sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949 tại Cà Mau) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Thủ tướng thứ sáu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2016. Từ năm 1997 đến năm 2016, ông cũng đồng thời là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa X, XI, XII, XIII thuộc đơn vị bầu cử khu vực 3 Thành phố Hải Phòng (huyện Tiên Lãng), Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X, XI, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thi hành án phần tài sản vụ án EPCO - Minh Phụng từ năm 2002.
Thủ tướng Chính phủ (2006-2016)
Ngày 16 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử ông làm người kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI.
Ngày 27 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội bầu làm tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông trở thành người trẻ nhất giữ chức vụ này.[2] Ngày 27/11/2006, Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1568/QĐ – TT cho phép tu sửa nghĩa trang và mộ phần của các lính tử trận Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 25 tháng 7 năm 2007, tại Quốc hội khóa XII ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2 chức vụ Thủ tướng Chính phủ, với tỷ lệ 96,96% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu.
Ngày 26 tháng 7 năm 2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII ông tái đắc cử nhiệm kỳ 3 với tỷ lệ 94% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu.[15]
Trong cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi lạm phát cả năm của Việt Nam lên cao nhất khu vực (25%),[16][17] chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua gói kích cầu trị giá tổng cộng 8 tỷ đô la (tương đương 143.000 tỷ đồng). Về gói kích cầu này, ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng, dòng tiền chảy không đến các mục đích như được thông báo, không có khu vực kinh tế nào ở Việt Nam tỏ ra khởi sắc sau gói kích cầu ngoài thị trường chứng khoán và nâng mức thâm hụt ngân sách lên đến 8% so với 5% của năm 2008.[18] Tuy nhiên, theo Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định thì gói kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng tốt và kinh tế Việt Nam quý IV năm 2009 được đánh giá là hồi phục và tăng tốc.[19] Tuy nhiên, sang năm 2010, gói kích cầu đã bộc lộ nhược điểm: bội chi ngân sách đến mức báo động, dự trữ ngoại hối quá thấp, bất ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này dẫn tới lạm phát tăng cao, các chính sách thắt chặt tiền tệ ngay sau đó gây khó khăn kinh tế. IMF và WB phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô.[20]
Phá giá tiền tệ: trong vòng 14 tháng tính tới 13 tháng 2 năm 2011, Việt Nam đã phải phá giá đồng tiền bốn lần. Lần gần nhất, VND bị phá giá 9,3%.[21]
Trong nhiệm kỳ đầu, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam lâm vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng, chứa đựng rất nhiều rủi ro suy thoái.[22] Cùng chịu tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế các nước trong khu vực không lâm vào tình trạng bất ổn như Việt Nam. Thủ tướng bị đặt câu hỏi về khả năng quản lý kinh tế.[23] Trong những năm liên tiếp trước khi Thủ tướng Dũng nhậm chức ở nhiệm kỳ đầu tiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh dần: 7,08% năm 2002, 7,34% năm 2003, 7,79% năm 2004, và 8,44% năm 2005. Ngược lại, sau khi thủ tướng nhậm chức, tăng trưởng GDP giảm: năm 2007 đạt 8,23%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 tăng một chút lên 6,78% nhưng năm 2011 chỉ còn 5,89%.[24] Lạm phát tăng cao (nhất châu Á vào tháng 7-8 năm 2011) hậu quả của các chính sách vĩ mô sai lầm trong khi đời sống của nhân dân khó khăn hơn: Mức thu nhập trong giai đoạn 2008 - 2010 tăng bình quân 9,3%/năm (giai đoạn lạm phát cao lên tới hơn 40%) sau khi trừ đi yếu tố tăng giá đã thấp hơn mức thu nhập thực tế 10,7%/năm của thời kỳ năm 2002-2004.[25]
Ông cho ra nghị quyết 11 NQ/Cp thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô[26] gây ra nhiều vấn đề, tác dụng phụ, cho nền kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, ngân hàng khủng hoảng.[27]
Ngày 20/10/2012, trước Quốc hội, ông Dũng xin lỗi vì những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành.[28]. Trong trong Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII ông đã thừa nhận các sai lầm trong quản lý kinh tế đã dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng của nền Kinh tế Việt Nam.[29]
Năm 2013, trong đợt Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội lần đầu tiên, ông Nguyễn Tấn Dũng được số phiếu tín nhiệm cao 210, tín nhiệm 122, tín nhiệm thấp 160.[30]
Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệm kì 2011 – 2016 gồm có 13 người sau (kèm chức vụ năm 2016):[31][32]
Tập trung đầu tư xây dựng hai Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để sớm phát triển hai Đại học này thành các cơ sở giáo dục Đại học xuất sắc, hàng đầu của Việt Nam, từng bước vươn lên đẳng cấp khu vực và quốc tế.[33]
Quyết định 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ. Trong đó ở điều 2 mục 2 có nhấn mạnh: nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.[34] Thúc đẩy Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện các văn bản pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện nguyên tử đầu tiên khu vực Đông Nam Á tại Ninh Thuận.[35]
Ngày 29 tháng 4 năm 2009, ông ban hành công văn 650/TTg – KTN, chỉ đạo các bộ ban ngành phối hợp triển khai dự án bauxite tại Tây Nguyên.
Một vài sự kiện liên quan xảy ra tại Việt Nam trong nhiệm kỳ của ông. Bao gồm:
Nguyễn Tấn Dũng có những thành công về mặt đối ngoại. Năm tháng sau khi nhậm chức, ông để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của hội nghị APEC (tháng 11 năm 2006). Tháng 5 năm 2007, tạp chí World Business bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á.[38]
Trong nhiệm kỳ của ông, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là thành viên luân phiên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2008-2009).
Năm 2010, Việt Nam với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN được đánh giá là thành công trong hoạt động ngoại giao và kết nối các thành viên được nhiều báo chí đánh giá là nhờ công lớn của ông.[39]
Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam ông vẫn nhận được đề cử vào Ban chấp hành Trung ương, mặc dù trước đó ông xin không tái cử. Sau đó Đại hội đã biểu quyết cho phép ông rút khỏi danh sách bầu cử.[4]. Từ ngày 6 tháng 4 năm 2016, ông được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ và nghỉ hưu theo chế độ.[5]
Ông là thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị khởi kiện chính thức với cáo buộc vi hiến.[72] Ngày 11 tháng 6 năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã gửi đơn kiện thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc ký quyết định khai thác quặng bauxit ở Tây nguyên Việt Nam khi cho rằng ông Dũng đã vi phạm pháp luật Việt Nam khi ra quyết định về dự án trong đó có luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ di sản văn hóa.[73] Tuy nhiên, Tòa án nhân dân Hà Nội đã bác đơn kiện này.[74]
Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc phê bình: "Toàn dân người ta đã biết ông này không có năng lực quản lý xã hội, quản lý kinh tế cho nên chưa bao giờ kinh tế của chúng ta nó sa sút như bây giờ. Sự không có năng lực của ông ấy là đã rõ. Mặt khác, các tập đoàn kinh tế nào là Vinashin, Vinalines rồi còn bao nhiêu tập đoàn kinh tế khác mà ông Thủ tướng trực tiếp quản lý đã thất thoát hàng ngàn tỷ của nhân dân, thiệt hại quá lớn. Mặt khác, ông ấy lại độc đoán, độc tài vì vậy nếu còn nắm quyền thì ông ấy còn làm bao nhiêu thứ khác chỉ có hại cho đất nước như vậy thì không lo sao được ?".[75] Ngày 18 tháng 9 năm 2015, ba ông Lưu Văn Sùng[76], Đỗ Thế Tùng[77] và Nguyễn Đình Kháng[78] đồng ký đơn gửi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành kiểm điểm, kỷ luật, và kiên quyết không để ông Nguyễn Tấn Dũng lọt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vì cho rằng ông Dũng tiếp sức cho các thế lực thù địch vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc, phá hoại tình đoàn kết, hữu nghị và kích động đối đầu Việt - Trung.[79]
Chiều ngày 18 tháng 12 năm 2019, tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã diễn ra phiên xét xử vụ án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG), diễn biến đáng chú ý là bị cáo Nguyễn Bắc Son, người được cho là chủ mưu của vụ bê bối này đã khai trước tòa rằng ông không phải kẻ chủ mưu, cầm đầu thương vụ AVG, mọi thứ đều có sự phê duyệt và làm đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ (thời điểm đó đang trong nhiệm kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền lãnh đạo cao nhất của Chính phủ).[80]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Nguyễn Phúc Tấn (chữ Hán: 阮福晉; 21 tháng 3 năm 1799 – 17 tháng 7 năm 1854), còn có huý là Thản[1], tước phong Diên Khánh Vương (延慶王), là một hoàng tử con vua Gia Long nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Hoàng tử Tấn sinh ngày 16 tháng 2 (âm lịch) năm Kỷ Mùi (1799), là con trai thứ 7 của vua Gia Long, mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Hữu Thị Điền (không rõ lai lịch)[1]. Ông dáng mạo khôi ngô, tính tình hiền hậu[2].
Năm Gia Long thứ 16 (1817), hoàng tử Tấn được phong làm Diên Khánh công (延慶公)[3].
Năm Minh Mạng thứ nhất (1820), Diên Khánh công Tấn vì việc riêng mà tùy tiện phạt roi viên Thị trung Cai đội tên là Lê Văn Hương[4]. Tôn Thất Dịch đem việc ấy tâu lên, lúc đó vua Minh Mạng đang ngự ở Tiện điện (nơi vua nghỉ lúc nhàn rỗi) cùng các hoàng thân. Vua nhìn Diên Khánh công, trách rằng: “Hương kia cũng là phẩm quan của triều đình, có tội nên tâu lên, sao lại tự lấy roi đánh người ta? Vả lại phép của Tiên đế lập ra là của chung của thiên hạ, chứ có phải riêng của anh em ta đâu! Em không thấy Tiên đế thiết trách Định Viễn công Bính à? Bấy giờ Định Viễn công có lỗi nhỏ, mà anh vì Bính hai ba lần xin tha, Tiên đế vẫn không tha. Như thế là vì nghĩ rằng các hoàng thân sinh trưởng ở chỗ giàu sang, cậy mình được yêu thương đặc biệt, nên coi nhẹ mà phạm hiến chương, cho nên không thể không nghiêm ngặt để răn người sau. Nay anh lấy lòng Tiên đế làm lòng mình mà yêu em, em cũng nên lấy lòng anh làm lòng mình mà yêu anh, cùng nhau cẩn thận giữ phép sẵn, để giữ tiếng lành mãi không cùng. Chớ nên lại làm thế nữa”[4].
Tấn nghe thế dập đầu tạ lỗi. Vua mới dụ bảo các văn võ đại thần rằng: “Việc Diên Khánh công đã làm có trái với phép, các khanh hãy vì trẫm tha thứ cho, từ nay về sau có kẻ nào bắt chước lỗi ấy thì không rộng tha nữa”[4].
Vua Minh Mạng rất quý các hoàng đệ, cứ 5 ngày một lần sai người đến các phủ của họ hỏi thăm, khi rỗi việc triều chính thì thỉnh thoảng đến chơi[5]. Cuối năm thứ nhất (1820), làm lễ tế Chạp, các hoàng đệ là Định Viễn công Bính, Diên Khánh công Tấn và Điện Bàn công Phổ đi tế thay[6].
Năm thứ 2 (1821), người thuộc hạ ở phủ Diên Khánh công tranh nhau thầu thuế bến đò với người ta. Ký lục Quảng Đức là Ngô Bá Nhân không cho. Diên Khánh công hay được gọi Bá Nhân đến trách mắng[7]. Bá Nhân đem việc đó tâu lên. Vua nói: “Cửa quan bến đò là thuế của nước, Diên Khánh công sao lại được như vậy? Mà chức của ngươi là chức Kinh doãn, phải không sợ kẻ quyền quý, sao lại nghe gọi là đến ngay mà chịu nhục”. Bá Nhân cúi đầu tạ tội[7].
Năm thứ 13 (1832), Diên Khánh công Tấn lầm nghe lời xin của tên buôn xảo quyệt là Diệp Liên Phong giả làm thuyền nhà Thanh để mưu toan trốn thuế. Việc phát giác, Diên Khánh công sợ hãi xin nhận tội. Vua cho là ông đã biết tự hối hận, không giấu giếm chống chữa chút nào, đặc cách miễn tội[8].
Năm thứ 17 (1836), Bố chính Nghệ An Nguyễn Đình Tân có người em là ấm sinh Nguyễn Đình Huy trước đính hôn với một người con gái của Diên Khánh công Tấn, nay được phái đi hậu bổ ở Biên Hòa, vua lập tức sai bộ Lại rút về, cho thành thân[9]. Vua dụ rằng, từ nay phàm ai kết thông gia với các vương công đều vĩnh viễn không cho dự vào lệ truyền bổ[9].
Năm thứ 19 (1838), nhân dịp Diên Khánh công lên thọ 40, vua sai hoàng tử Ninh Thuận công Miên Nghi cùng với Quản thị vệ Võ Văn Giải đem phẩm vật mừng ban cho[10].
Năm thứ 21 (1840), vua cho đúc các con thú bằng vàng để ban thưởng cho các hoàng thân anh em, các hoàng tử công và hoàng tử chưa được phong tước. Diên Khánh công Tấn được ban cho một con kỳ lân bằng vàng nặng 6 lạng 4 đồng cân[11].
Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vua xuống dụ miễn cho các thân công Kiến An, Định Viễn, Diên Khánh, Điện Bàn, Thường Tín, An Khánh và Từ Sơn, đều là hoàng thúc của vua, khỏi phải lạy ngày thường chầu, trừ khi triều hội và các điển lễ lớn[12].
Năm thứ 2 (1844), Diên Khánh công Tấn theo vua ngự giá Bắc tuần, được vua thưởng rất hậu[2].
Năm thứ 3 (1843), tháng 4 (âm lịch), vua ra dụ: “Bảy vị thân công (chỉ các em của vua Minh Mạng) đều là chú ta, tuổi đã nhiều, để nâng chén rượu múa nhảy và khúm núm đi lại, thì không phải là trọng đãi, nên miễn cho”[13].
Năm thứ 4 (1844), tế trời đất ở đàn Nam Giao. Lễ xong, vua thưởng cho hoàng thân và các quan văn võ kim tiền, ngân tiền theo thứ bậc. Các hoàng thúc của vua đều được ban thêm một đồng kim tiền lớn hạng nhất có chữ Long vân khế hội[14].
Dưới thời Thiệu Trị, Diên Khánh công Tấn là vai trên mà giữ việc kính cẩn, thường theo hầu vua. Khi vua đau ốm, ông thường hầu sớm đêm, không trễ biếng[2]. Chính vì thế mà vua càng thêm quý, dặn Tự Đức sau này nên hậu đãi ông để báo đáp công khó nhọc.
Năm thứ 7 (1847), vua Thiệu Trị băng hà, Diên Khánh công Tấn xin trông coi việc tang. Vì nhận ân sủng đặc biệt nên Diên Khánh công càng cảm khích, mưu tính báo đền lại[2].
Năm Tự Đức thứ nhất (1848), nhân dịp mừng thọ 50 của Diên Khánh công Tấn, vua sai hoàng đệ Gia Hưng công Hồng Hưu cùng Thị vệ đại thần là Lâm Duy Nghĩa dâng phẩm vật cho ông[2].
Năm thứ 3 (1850), vua xuống dụ thưởng cho Diên Khánh công một chiếc thuyền bồng để theo hầu. Năm đó, vua Tự Đức đặc cách sách phong cho bà Nguyễn Hữu thị mẹ ông làm Chiêu nghi, để làm trọn thành ý của Hoàng khảo Thiệu Trị[2]. Việc gia tặng cho các phi tần tiền triều khá là hiếm dưới triều Nguyễn.
Diên Khánh công phụng sự mẹ mình hết mực chí hiếu, người đời không ai chê được. Năm Tự Đức thứ 5 (1852), ông để tang mẹ, thương xót quá độ[2]. Sau khi tế đàm (tức lễ hết tang) vài tháng, thì ông ốm nặng, thường nói rằng: “Cả nhà chịu ơn hậu của nước chưa báo đền được một chút nào, một sớm chết đi, nuốt hận lâu mãi mà thôi, không một lời nào nói đến việc nhà cả”[2]. Lúc ông bị ốm, vua đặc biệt cho Ngự y xem mạch chữa bệnh, ban cấp thứ thuốc của vua dùng, ngày nào cũng sai trung sứ đến thăm hỏi.
Năm thứ 7, Giáp Dần (1854), ngày 23 tháng 6 (âm lịch), Diên Khánh công mất, thọ 56 tuổi[15]. Vua Tự Đức nghe tin thì thương khóc, nghỉ coi chầu 4 ngày, truy tặng cho ông làm Diên Khánh vương (延慶王), thụy là Cung Chính (恭正), việc tang chiếu theo lễ của Kiến An công Đài mà làm[16]. Vua sai quan ở Quốc sử quán soạn bài văn khắc lên tấm bia gỗ, đem dựng ở mộ của Vương, hành trạng của ông được khắc ở mặt sau bia, còn mặt trước bia thì khắc các lời dụ và thơ ngự chế những lần ban cho[16]. Đến ngày an táng, vua sai Ninh Thuận công Miên Nghi ban trà rượu và cho quan đến tế 1 đàn[2].
Tẩm mộ của Diên Khánh vương ngày nay thuộc địa phận phường An Tây (thành phố Huế), còn phủ thờ của ông hiện nay tọa lạc trên đường Nguyễn Sinh Cung, phường Vỹ Dạ (Huế). Phủ thờ và tẩm mộ Diên Khánh vương đều được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2012[17].
Tấm bia gỗ của Diên Khánh vương, không rõ vì lý do gì mà không được lưu giữ tại phủ thờ của ông mà lại được dựng trước bàn thờ của Khánh Mỹ Quận công Hồ Đắc Trung ở hậu liêu chùa Trúc Lâm (Thủy Xuân, Huế). Dựa theo những dòng văn tự trên bia, hậu duệ của dòng họ Hồ Đắc mới biết được quan Ngự y Hồ Đắc Hóa triều Minh Mạng có người kế thất tên Lê, là con gái của Diên Khánh vương Tấn.
Diên Khánh vương có 20 con trai và 28 con gái. Dưới đây liệt kê tên của một số người:
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ đón chính thức, hội đàm với Thủ tướng Prayut Chan-o-cha tại Tòa nhà Chính phủ. Hai bên cũng đã cùng chứng kiến Lễ ký kết và trao đổi các văn kiện hợp tác và đồng chủ trì buổi gặp gỡ báo chí. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Phu nhân tham quan gian trưng bày các sản phẩm thủ công của Thái Lan và dự chiêu đãi do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và Phu nhân chủ trì.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã có cuộc hội kiến Nhà Vua Maha Vajiralongkorn và Hoàng hậu Thái Lan; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Chuan Leekpai.
Nhân dịp sang thăm chính thức Thái Lan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Thái Lan và gặp gỡ lãnh đạo một số doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu của Thái Lan đang có hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như SCG, Amata, CP. Chủ tịch nước đã có cuộc gặp gỡ 350 doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam – Thái Lan; dự khai trương Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan và thăm, gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, kiều bào tại Thái Lan.
Tham dự hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự Phiên họp hẹp 1; dự phiên Đối thoại không chính thức giữa lãnh đạo các nền kinh tế APEC và các khách mời; dự cuộc ăn trưa làm việc giữa lãnh đạo các nền kinh tế APEC và các khách mời.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã dự Phiên toàn thể và Phiên thảo luận chuyên đề Đối thoại với các thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC); dự Phiên họp hẹp 2 và dự buổi Gala dinner - chiêu đãi chào mừng Tuần lễ Cấp cao APEC do Thủ tướng Thái Lan và Phu nhân chủ trì.
Bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có hàng loạt các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Australia, Canada, Pháp, Chile, Peru. Chủ tịch nước cũng đã có các cuộc gặp gỡ Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia; Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).