Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ và khoa học kỹ thuật ngày nay, việc phát triển phần mềm là hoạt động rất cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như cải tiến đời sống của mọi người. Vậy phát triển phần mềm là gì? Một phần mềm được phát triển qua những giai đoạn nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Mức lương của ngành CNTT (Ứng dụng phần mềm)
Lương nhân viên công nghệ thông tin
Lương Manager ngành công nghệ thông tin
Phụ huynh, học sinh liên hệ tư vấn hướng nghiệp – tuyển sinh ngành CNTT Ứng dụng phần mềm qua hotline/zalo: 0979953763 – 0961828601 – 0961828602 – 0944422446 – 0944422447
Bạn hãy để lại thông tin, chúng tôi rất vui được hỗ trợ bạn
Học ngành CNTT (Ứng dụng phần mềm) ra trường làm việc gì?
Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:
Học sinh cũng làm việc được trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tin học như: Lập trình viên phần mềm ứng dụng, kỹ thuật viên thiết kế web, kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm.
Phát triển phần mềm là công việc gì?
Với sự phát triển của máy tính và công nghệ, chúng ta đang sử dụng phần mềm ở mọi lúc mọi nơi như: Microsoft Word, Power Point, Excel, trình duyệt Chrome, Cốc Cốc, Safari, Facebook, Google tìm kiếm…
Phát triển phần mềm là quá trình tạo ra các sản phẩm phần mềm sử dụng trên các thiết bị công nghệ (máy tính, điện thoại, máy móc điều khiển…). Cụ thể, công việc này bao gồm quá trình khởi tạo, triển khai, thiết kế và hỗ trợ phần mềm.
Hiện nay có 3 loại phần mềm được phát triển chính sau đây:
Quy trình phát triển phần mềm (Software Development Life Cycle – viết tắt là SDLC) gồm 6 giai đoạn sau:
Bên cạnh quy trình, hiểu rõ về các mô hình phát triển phần mềm thường được sử dụng hiện nay sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về công việc của kỹ sư phần mềm khi phối hợp cùng các bộ phận khác và khách hàng khi triển khai dự án phần mềm tại doanh nghiệp.
Sau đây là các mô hình được sử dụng phổ biến hiện nay.
Waterfall là mô hình thường áp dụng cho các dự án
Mô hình này thường được áp dụng theo trình tự nhất định của mỗi giai đoạn phát triển phần mềm, trong đó bước tiếp theo sẽ không được thực hiện nếu bước trước đó chưa hoàn thành. Các giai đoạn của mô hình này đều được ghi chép lại chặt chẽ và chỉ có thể kiểm thử khi đã hoàn thiện sản phẩm cuối cùng, do đó việc sửa lỗi cũng thường tốn kém, khó khăn và mất thời gian.
Mô hình này thường áp dụng cho các loại hình dự án sau:
Đây là mô hình dạng tuyến tính, tiến hành song song 2 hoạt động: phát triển và kiểm thử. Mỗi giai đoạn của dự án đều cần chạy kiểm thử.
Mô hình này đòi hỏi tính kỷ luật cao, giai đoạn tiếp theo chỉ diễn ra khi giai đoạn trước đó đã hoàn thành. Tester (nhân viên kiểm thử) tham gia dự án ngay từ đầu để tìm ra lỗi và khắc phục từ sớm.
Iterative & Incremental model (Lặp lại & tăng dần)
Mô hình này thường áp dụng cho các loại hình dự án sau:
Đặc điểm của mô hình này là lặp đi lặp lại từ khi bắt đầu đến tận khi hoàn thành. Cuối mỗi lần lặp, một phiên bản phần mềm mới sẽ tạo ra nhưng vẫn trên phiên bản lặp lần trước đảm bảo sự nhất quán. Đồng thời, do phần mềm được chia thành từng phần nên cần có đặc tả hoàn chỉnh về kỹ thuật ngay từ đầu dù có thể thay đổi một chút trong quá trình phát triển. Đặc biệt mô hình này yêu cầu có thêm sự tham gia của khách hàng trong quá trình phát triển sản phẩm.
Mô hình này phù hợp với nhiều dạng dự án cần có sự tham gia và tương tác của khách hàng. Đặc điểm của mô hình Agile là việc phát triển nên phần mềm được lặp đi lặp lại thông qua giao tiếp liên tục, phản hồi sớm từ khách hàng giúp cải thiện chất lượng phần mềm tốt hơn.
Đồng thời, tác vụ trong quá trình phát triển được chia thành nhiều module nhỏ cung cấp những tính năng cụ thể. Các bản cập nhật cải tiến phần mềm được liên tục ra mắt cho tới phiên bản hoàn thiện nhất.
Hạn chế của mô hình này là có giai đoạn bảo trì tương đối phức tạp.
Xem thêm: Agile là gì? Ứng dụng như thế nào trong công việc để đạt hiệu quả tốt nhất?
Mô hình này được thực hiện theo nhiều pha từ thiết lập mục tiêu, đánh giá rủi ro, phát triển sản phẩm, lập kế hoạch cho pha tiếp theo.
Đây là sự tối ưu từ mô hình Waterfall, thường được sử dụng trong dự án lớn, đắt tiền và có nhiều yêu cầu phức tạp. Ưu điểm của mô hình này là dễ kiểm soát lỗi và phát hiện lỗi xuyên suốt quá trình phát triển sản phẩm.
Hạn chế của mô hình này là đòi hỏi người quản lý phải có kỹ năng tốt để đánh giá rủi ro kịp thời.
Đây là dạng mô hình gần tương tự với mô hình Agile, trong đó lập trình viên chia nhỏ thành các module nhỏ để phát triển. Module hoàn thiện theo quy trình vòng lặp gọi là Sprint. Mỗi vòng lặp diễn ra trong vòng từ 2 đến 4 tuần. Quá trình phát triển dựa trên ý kiến khách hàng để điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp. Nhờ tính linh hoạt cao, mô hình này phù hợp với các dự án thường xuyên thay đổi.
Ưu điểm của mô hình này là giúp thành viên nhóm phát triển thêm nhiều kỹ năng, đồng thời dễ dàng phát hiện, khắc phục lỗi trong khi triển khai từng vòng lặp. Mô hình này đặc biệt phù hợp với những dự án có yêu cầu ban đầu chưa rõ ràng.
Hạn chế của mô hình này là khó hoạch định ngân sách và thời gian, đồng thời nhóm phát triển phần mềm cần liên tục trao đổi thông tin với khách hàng để dự án đi đúng hướng.
Xem thêm: Scrum là gì? Phương pháp quản lý và phát triển dự án hiệu quả mà bạn nên biết
Mô tả công việc phát triển phần mềm
Ở vị trí nhân viên phát triển nên phần mềm, bạn sẽ thực hiện những công việc chính sau:
Học ngành gì để làm việc phát triển phần mềm?
Hiện nay, bạn có thể học các ngành liên quan đến kỹ thuật phần mềm tại các trường đại học (ĐH), cao đẳng có chuyên ngành đào tạo công nghệ thông tinh, công nghệ phần mềm, kỹ thuật phần mềm như:
Để trở thành kỹ sư phát triển phần mềm, bên cạnh kiến thức về toán, môn học chuyên ngành, bạn cần nắm vững các loại ngôn ngữ lập trình như C/C++. C#/.Net, Java, PHP/MySQL, Python…, nắm vững kiến thức về nền tảng xây dựng phần mềm, kiến thức về hệ thống, kỹ thuật máy tính, mạng, an toàn thông tin, bảo mật thông tin cũng như nắm được yêu cầu công việc thực tế sau này.
Ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) là những kỹ năng cần chú ý bởi hầu hết các tài liệu chuyên ngành phần mềm hiện nay đều được viết bằng tiếng Anh.
Ngoài ra, bạn còn cần đầu tư cho bản thân kỹ năng tự học, nhanh nhạy nắm bắt những thay đổi không ngừng của công nghệ, cập nhật xu hướng mới về ngành nghề mỗi ngày.
Xem thêm: Phần mềm SEO là gì? Tiết lộ 7 phần mềm SEO tốt nhất dành cho thợ xây website
Trên đây là những chia sẻ từ Việc Làm 24h về công việc phát triển phần mềm, những thông tin về ngành nghề, yêu cầu công việc cũng như kỹ năng yêu cầu. Bài viết mong rằng giúp bạn hiểu hơn về việc này cũng như có sự chuẩn bị tốt hơn nếu dự định trở thành kỹ sư tạo ra phần mềm trong tương lai.
Đừng quên thường xuyên theo dõi Việc Làm 24h để không bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực phát triển phần mềm mới nhất.
Xem thêm: HTML là gì? Từ newbie thành chuyên gia HTML với loạt website tự học
Ngành CNTT (Ứng dụng phần mềm) hướng đến mục tiêu đào tạo chuyên sâu về phát triển ứng dụng (lập trình và phát triển dự án phần mềm). Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT-Ứng dụng phần mềm có kiến thức chuyên sâu về công nghệ PHP hoặc .NET, có kỹ năng lập trình tốt trên ngôn ngữ C#, trình bày ý tưởng và đọc tài liệu chuyên ngành, có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tham gia các dự án phần mềm để có thể tham gia ngay vào dự án của các doanh nghiệp; có khả năng phân tích, thiết kế và phát triển các dự án nhỏ để tự mình khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm.
Những ngành thuộc khối Công nghệ thông tin đang trở nên hot dần đều trong thời gian gần đây vì sự phát triển như vũ bão của cách mạng 4.0. Không ít bạn trẻ đã chọn ngành Ứng dụng phần mềm để gửi gắm tương lai. Vậy đầu ra của ngành này sẽ như thế nào và học đâu sẽ tốt nhất?
Trong tương lai, ngành Ứng dụng phần mềm sẽ không ngừng phát triển và mở rộng, vì vậy nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này là không hề nhỏ, qua đó mở ra cho các bạn sinh viên theo học ngành này những cơ hội việc làm lớn với mức lương cao.