Chúng ta cùng học một số từ vựng tiếng Anh dùng để chỉ sinh viên trong tiếng Anh nha

Sinh viên năm 1 có được chuyển trường không?

Tại khoản 2 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về điều kiện được xem xét chuyển trường như sau:

Như vậy, sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa.

Tóm lại, sinh viên năm 1 không được chuyển trường.

Sinh viên chuyển ngành khác phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định sinh viên chuyển ngành khác phải đáp ứng điều kiện như sau:

- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa;

Không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.

Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.

- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;

- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.

Ngày hội Sinh viên yêu thích tiếng Anh năm 2018″ – Ngày hội có sự tham gia của hơn 3.000 sinh viên đến từ 15 trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Đồng hành cùng chương trình là sự góp mặt của các nhà tài trợ: Alphabooks, Aber Việt Nam, Quà tặng Cường An… Trong đó, nhà sách Alphabooks đã mang những đầu sách hay dành cho giới trẻ đến trưng bày trong khuôn viên trường và tham gia tích cực vào các hoạt động trong cuộc thi. Kết thúc ngày hội, CLB tiếng Anh trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội giành giải Nhì nội dung: “Make It Real” (bao gồm cắm trại, thi thuyết trình và tranh biện trực tiếp với BGK và khán giả); giải Ba cuộc thi: “The Voice”.

Nét mới của ngày hội năm nay là các hoạt động cộng đồng, chia sẻ giữa các Câu lạc bộ tiếng Anh của các trường được mở rộng, nâng cao về hình thức và nội dung. Ngày hội cũng là cơ hội để sinh viên các trường được giao lưu, chia sẻ các mô hình hoạt động câu lạc bộ hiệu quả, từ đó thúc đẩy phong trào học tập,xây dựng Cộng đồng học tập Ngoại ngữ tại các trường.

Chương trình diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi: Cuộc thi The Voice, cuộc thi Make it real, cuộc thi Ringing the golden bell và các hoạt động tập thể bên lề khác như: Team building, chiếc nón kì diệu, phi tiêu bóng bay, hãy chọn giá đúng… Tại ngày hội, hàng nghìn sinh viên đã rất tích cực và hào hứng tham gia các nội dung và có những phần thi hết sức lí thú, thể hiện sự nỗ lực hết mình trước BGK, BTC.

Qua sân chơi này, các bạn sinh viên có cơ hội được thể hiện tài năng, sáng tạo cùng những hiểu biết của mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, “Ngày hội Sinh viên yêu thích Tiếng Anh – UNI – COL English Language Championships HaUI” năm 2018 đã mang đến cho sinh viên một cái nhìn mới mẻ và toàn diện về tiếng Anh.

Ngày hội cũng là nguồn động viên, khích lệ phong trào học Tiếng Anh, tăng cường khả năng hội nhập, góp phần xây dựng “Cộng đồng học tập Tiếng Anh” trong sinh viên đồng thời truyền cảm hứng và lòng say mê học tập cho Sinh viên.

Bốn năm Đại học là quãng thời gian rất quan trọng để bạn trau dồi bản thân cũng như các kỹ năng. Đừng để bốn năm trôi qua lãng phí, hãy lên lộ trình cho từng năm học và cố gắng thực hiện chúng.

Lộ trình 4 năm học Đại học cho các sinh viên tham khảo

– Học tập: Dù gì với sinh viên Đại học, kết quả học tập vẫn là quan trọng nhất. Mới lên Đại học, nhiều bạn sẽ bị choáng ngợp bởi cách dạy cũng như các môn học mới. Do đó, hãy cố gắng giữ vững kết quả 3/4. Tìm hiểu về con đường nghề nghiệp tương lai của mình bằng cách tiếp xúc với các anh chị khóa trên, tham gia các hội nhóm... Tìm hiểu về các chứng chỉ quốc tế cần thiết gắn với ngành nghề của mình hoặc định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Một điều tất yếu là bằng ĐH thôi chưa đủ.

– Học tiếng Anh: Không thể phủ nhận là bây giờ Tiếng Anh rất quan trọng và ai cũng có chứng chỉ TOEIC, IELTS... và đầu ra của các trường ĐH cũng cần Tiếng Anh. Do đó, ngay từ năm nhất hãy tập trung vào học ngữ pháp, ngữ âm để củng cố nền tảng. Có thể tự học hoặc đến trung tâm học. Đừng nghĩ rằng học khối A,B,C lên ĐH sẽ không cần Tiếng Anh nhé. Không chỉ phục vụ cho đầu ra mà còn phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu về chuyên ngành của mình rất nhiều.

– Học thêm các kỹ năng design cơ bản như content, quay dựng video, edit...

– Tham gia CLB hoặc đi làm thêm để phát triển kỹ năng, mở rộng mối quan hệ. Về chọn CLB hoặc chỗ làm thêm thì chú ý xem đam mê của mình nó nằm ở đâu. Đừng chày cố chui vào CLB nào đấy xong vài hôm lại lặn mất tăm. Kiên trì là bí quyết của thành công. Còn về chọn chỗ làm thêm thì chú ý chọn chỗ vì môi trường thế nào sẽ ảnh hưởng đến con người của mình, cũng không nên sa đà vào làm thêm quá ảnh hưởng đến thời gian học. Cho dù có đi làm ở đâu thì cũng nhớ phải tránh xa đa cấp hoặc những chỗ mình cho rằng không phù hợp với đạo đức kinh doanh.

– Học tập: Vẫn tiếp tục giữ vững mức điểm tối thiểu 3/4. Tiếp tục học Tiếng Anh, tập trung ôn chứng chỉ. Nếu có điều kiện theo học ở trung tâm, ngoài ra có thể tự học, quan trọng nhất là quyết tâm.

– Học tiếng Anh: Sang năm thứ 2, hãy đi sâu hơn về mảng giao tiếp, cố gắng tiếp xúc với người nước ngoài thông qua các app nói chuyện online hoặc dắt tour tham quan thành phố... Việc này giúp bạn vừa có thêm thu nhập vừa trau dồi ngôn ngữ

– Tin học: Học thêm các chứng chỉ tin học cần thiết

– Tiếp tục học thêm các kỹ năng bổ trợ cho công việc của mình

– CLB, làm thêm: Phấn đấu trở thành trưởng nhóm, tiếp tục phát huy và tích lũy thêm kinh nghiệm.

– Học tập: Cố gắng đạt mức điểm học tập lên mức Giỏi, từ 3.2/4. Thời điểm này đã học chuyên ngành nhiều rồi nên tập trung học tập, tìm hiểu thêm về chuyên ngành.

– Học tiếng Anh: Có thể thi chứng chỉ ngay từ năm 3

– Làm đẹp CV bằng các dự án, các công việc thực tế. Đi làm thêm công việc đúng chuyên ngành. Giai đoạn này có thể lượng không cao nhưng là cơ hội tốt để tôi học tập và tích lũy những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp mà bản thân đang theo đuổi, giúp ích cho công việc sau này.

– Học tập: Giữ vững điểm ở mức Giỏi để ra trường với tấm bằng Giỏi. Đảm bảo rằng mình nắm chắc được về chuyên ngành cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh.

- Đi thực tập, làm khóa luận tốt nghiệp... cần tập trung và đạt hiệu quả tốt nhất

- Đi làm full time nếu có thể sắp xếp thời gian, việc này giúp bạn có thêm kinh nghiệm quý báu để bổ sung vào CV xin việc

- Vẫn không ngừng trau dồi thêm kỹ năng, chuyên môn phục vụ công việc