TPO - Trong cuộc thi Vietnam Idol 2023, nhạc sĩ Huy Tuấn thường đưa ra ý kiến khác ca sĩ Mỹ Tâm. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thì chưa có nhiều nhận xét nổi bật như các mùa trước.

Nguyễn Quang Dũng chưa có góp ý sâu

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là người có nhiều kinh nghiệm ngồi ghế nóng Vietnam Idol nhất. Kể từ năm 2010, anh giữ vị trí này trong 6 mùa liên tiếp nên hiểu chương trình hơn ai hết. Đạo diễn cũng nắm bắt được gu của khán giả, những yếu tố một thần tượng cần có để chia sẻ với các bạn dự thi.

So với các giám khảo khác, Nguyễn Quang Dũng không đánh giá nhiều về kỹ thuật thanh nhạc. Dấu ấn của anh nằm ở những nhận xét về phong cách biểu diễn, vũ đạo, đôi lúc là cách chọn trang phục, đầu tóc.

Tuy nhiên, format của năm nay là đi tìm thần tượng âm nhạc thế hệ mới. Nên các thí sinh cũng được chương trình đầu tư mạnh về yếu tố trình diễn, có sân khấu hoành tráng lẫn vũ đoàn hỗ trợ.

Họ cũng không còn là những “tay mơ” mà đều ít nhiều có kinh nghiệm hoặc sự chuẩn bị từ trước. Chẳng hạn, Thanh Thảo (Muộii) theo học Nhạc viện TP.HCM còn Thu Thủy Annie là cựu thành viên của một nhóm nhạc chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản.

Do đó, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng gần như không còn đất dụng võ. Mỗi tuần, đạo diễn chủ yếu tìm cách xoa dịu tinh thần, thể hiện sự ủng hộ với thí sinh bằng cách hứa "sẽ vote cho em" hơn là đưa ra những góp ý sâu sắc, “gãi đúng chỗ ngứa” như các mùa trước.

Giám khảo khen thí sinh quá nhiều

Trong các vòng live show, bộ 3 giám khảo không ngại dành cho các thí sinh những lời khen “có cánh”. Nổi bật nhất phải là lời nhận xét của nhạc sĩ Huy Tuấn trong live show đầu tiên khi ví Thanh Thảo (Muộii) như là “Taylor Swift của Việt Nam”.

Ban giám khảo không tiếc lời khen tặng dành cho thí sinh, nhưng điều đó chưa hẳn đã tốt.

Sau đêm thi đầu tiên, Thanh Thảo dần tụt phong độ. Cô cũng không còn thể hiện các ca khúc tự sáng tác để khán giả có thể nhìn thấy hình bóng Taylor Swift như giám khảo đánh giá.

Thí sinh loay hoay trong việc chọn bài và trình bày ở những vòng sau. Kết quả, cái tên Thanh Thảo liên tục xuất hiện trong nhóm nguy hiểm và suýt bị loại nếu ban giám khảo không thực hiện quyền cứu.

Không chỉ có Huy Tuấn, ca sĩ Mỹ Tâm thường xuyên nhận xét thí sinh “rất là hay”, “chị rất thích em”, cô hy vọng được gặp lại các thí sinh ở vòng sau.

Song, những lời khen của ban giám khảo chưa thể làm cho thí sinh tốt hơn, cũng không giúp họ có thể đi tiếp tại cuộc thi. Có giọng ca được khen ngợi nhưng buộc phải dừng chân vì chưa thuyết phục được khán giả.

Điển hình là Lê Khoa. Tại live show 2, thí sinh được giám khảo Mỹ Tâm đánh giá là có “tiết mục hay”, “làm rất tốt”. Nhạc sĩ Huy Tuấn cho rằng Lê Khoa có “tiết mục thành công nhất” nếu so với các phần trình diễn trước.

Nhưng đáng tiếc, đó cũng là tiết mục cuối cùng của anh tại chương trình.

Ngày 11/3/2011, vào lúc 14h46 chiều (giờ địa phương), một trận động đất 9 độ richter ngoài khơi Thái Bình Dương, cách Tōhoku khoảng 70 km về phía Đông với tâm chấn ở độ sâu khoảng 29 km so với mực nước biển đã làm rung chuyển Đông Bắc Nhật Bản khoảng 6 phút. Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản, và là trận động đất mạnh thứ tư trên thế giới theo thống kê hiện đại, bắt đầu vào năm 1900. Ảnh hưởng của trận động đất đã được cảm nhận trên khắp thế giới, từ các vịnh hẹp ở Na Uy cho đến tảng băng ở Nam Cực.

Trận động đất gây ra sóng thần hủy diệt cực mạnh có độ cao lên tới 40,5m (tương đương chiều cao tòa nhà 13 tầng) ở Miyako thuộc tỉnh Iwate của Tōhoku, di chuyển với tốc độ 700 km/h, san phẳng gần như tất cả các thị trấn ven biển và thâm nhập đến 10km trên đất liền sau khi tràn đê sông Natori ở khu vực Sendai, gây ngập một diện tích ước tính khoảng 561 km2. Các con sóng đã tràn qua và phá hủy các bức tường chắn sóng thần bảo vệ tại một số địa điểm; nước dâng lớn đã phá hủy các tòa nhà ba tầng, nơi nhiều người tụ tập.

Gần Oarai, sóng thần tạo ra một xoáy nước lớn ngoài khơi, được ghi lại trên video. Sóng thần lan truyền khắp khu vực Thái Bình Dương đến toàn bộ bờ biển Thái Bình Dương của Bắc và Nam Mỹ từ Alaska đến Chile. Nó tạo ra những con sóng cao đến 3,6 m dọc theo bờ biển Kauai và Hawaii trong chuỗi quần đảo Hawaii và những con sóng cao 5 m dọc theo đảo Shemya trong chuỗi quần đảo Aleutian. Vài giờ sau, sóng cao 2,7 m tấn công các bờ biển California và Oregon ở Bắc Mỹ.

Cuối cùng, khoảng 18 giờ sau trận động đất, những con sóng cao khoảng 0,3 m đã tràn đến bờ biển Nam Cực và khiến một phần của thềm băng Sulzberger bị vỡ. Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Nhật Bản cho biết, nước dâng lên mang theo ước tính khoảng 5 triệu tấn mảnh vỡ ra biển, các mảnh vỡ đồ vật do sóng thần gây ra đã tiếp tục trôi dạt đến các bãi biển Bắc Mỹ nhiều năm sau đó.

Theo các nhà khoa học, trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã dịch chuyển Trái Đất trên trục quay của nó khoảng 10-25 cm bằng cách phân phối lại khối lượng và hệ lụy là rút ngắn thời gian của một ngày khoảng 1,8 micro giây. Hơn 5.000 dư chấn với cơn lớn nhất có cường độ 7,9 độ Richter, đã tấn công Nhật Bản trong năm sau trận động đất. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, đảo chính Honshu bị dịch về phía đông 2,4 m, làm cho một số phần trên đất liền của Nhật Bản rộng hơn trước; bờ biển phía bắc cách Honshu 400 km của Nhật Bản bị lún khoảng 0,6 m (nhưng sau khoảng 3 năm, bờ biển này đã trồi trở lại và tiếp tục tăng lên vượt quá độ cao ban đầu của nó).

Mảng Thái Bình Dương của Trái Đất trượt về phía tây gần tâm chấn 24 m và nâng đáy biển ngoài khơi tỉnh Miyagi lên 3 m. Một báo cáo của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái đất Nhật Bản cho biết, đáy biển ở khu vực giữa tâm chấn và Rãnh Nhật Bản đã di chuyển 50 m về phía Đông-Đông Nam và dâng lên khoảng 7 m do hậu quả của trận động đất. Ở Nam Cực, sóng địa chấn từ trận động đất đã tác động sông băng Whillans, làm nó dịch chuyển khoảng 0,5 m; sóng thần đã phá vỡ các tảng băng trôi khỏi thềm băng Sulzberger, cách đó 13.000 km. Tảng băng trôi chính có kích thước 9,5x6,5 km và dày khoảng 80 m; tổng cộng 125 km2 băng đã bị phá vỡ.

Khi sóng thần băng qua Thái Bình Dương, một cơn sóng cao 1,5 m đã giết chết hơn 110.000 con chim biển làm tổ tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Midway Atoll. Ở Na Uy, nước trong các vịnh hẹp phía Nhật Bản dâng lên tụt xuống khi sóng địa chấn từ trận động đất chạy qua. Trận động đất tạo ra một tiếng ầm tần số thấp được gọi là sóng hạ âm, truyền vào không gian và được phát hiện bởi vệ tinh Goce. Năng lượng bề mặt của sóng địa chấn từ trận động đất nếu được khai thác, đủ cấp cho một thành phố như Los Angeles trong cả năm. Các tòa nhà bị phá hủy bởi sóng thần đã giải phóng vào không khí hàng nghìn tấn hóa chất phá hủy tầng ôzôn và khí nhà kính.

Nạn nhân tại 20 địa phương gồm 15.894 người chết, 6.157 người bị thương và hơn 2.529 người bị mất tích, tính đến ngày 10/6/2016; có tới 100.000 trẻ em đã phải bỏ nhà ra đi, một số em bị chia cắt khỏi gia đình, hàng nghìn trẻ em trở thành mồ côi; hơn 121.778 tòa nhà đã bị phá hủy hoàn toàn, 280.926 tòa nhà bị phá hủy một phần và 699.180 tòa nhà khác bị hư hại; nhiều người dân phải rời bỏ quê hương, mang theo nỗi đau cùng cực vì mất người thân, mất nhà vĩnh viễn (năm 2018). Ở Đông Bắc Nhật Bản, ít nhất khoảng 4,4 triệu hộ gia đình không có điện và 1,5 triệu hộ gia đình bị mất nước; có khoảng 230.000 ô tô và xe tải bị hư hỏng hoặc phá hủy và thiên tai kép đã tạo ra khoảng 24-25 triệu tấn gạch vụn và mảnh vỡ.

Nguồn điện và máy phát điện dự phòng bị sóng thần tràn vào khiến nhà máy mất khả năng làm mát, gây ra các vụ tan vỡ cấp độ 7 tại ba lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima Daiichi và Fukushima Daini được tự động chuyển sang chế độ ngoại tuyến khi trận động đất đầu tiên xảy ra và chịu thiệt hại lớn do trận động đất và sóng thần sau đó. Cư dân trong bán kính 20 km tính từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi và bán kính 10 km từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daini đã phải sơ tán.

Mức độ rất thấp của các chất phóng xạ rò rỉ từ Fukushima đã được phát hiện dọc theo bờ biển Bắc Mỹ ngoài khơi Canada và California; dấu vết của đồng vị phóng xạ Cesium-134 và Cesium-137 đã được tìm thấy trong nước biển được thu thập vào năm 2014 và 2015. Iodine phóng xạ được phát hiện trong nước máy ở Fukushima, Tochigi, Gunma, Tokyo, Chiba, Saitama và Niigata, và Cesium phóng xạ trong nước máy ở Fukushima, Tochigi và Gunma. Có thể cần phải thay thế đất bị ô nhiễm, nhiều điểm nóng phóng xạ được tìm thấy bên ngoài khu vực sơ tán, bao gồm cả Tokyo.

Chính phủ Nhật Bản ước tính, thiệt hại tài chính trực tiếp lên tới khoảng 16,9 nghìn tỷ yên (199 tỷ USD), còn Ngân hàng Thế giới ước tính, tổng chi phí có thể lên tới 235 tỷ USD, khiến nó trở thành thảm họa thiên nhiên tốn kém nhất trong lịch sử thế giới. Theo một nghiên cứu năm 2020, trận động đất và hậu quả của nó đã làm giảm 0,47% tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản trong năm sau thảm họa.

Thấy gì từ thảm họa thiên nhiên kép Nhật Bản

Do nhận thức rõ không thể ngăn cản thiên nhiên, Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp từ kiến trúc đến nhận thức của người dân để học cách sống chung với động đất và ứng phó khi thảm họa xảy ra. Tại Nhật Bản, tất cả các công trình được xây mới đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt do chính quyền đề ra - đáp ứng yêu cầu cho dù có chịu động đất cũng không thể sụp đổ trong vòng 100 năm và không thể hư hại trong vòng 10 năm. Đồng thời, những căn nhà này được xây dựng với nền móng có cao su chứa chất lỏng đặc biệt có thể triệt tiêu lực khi chịu tác động từ các cơn địa chấn.

Theo “Luật cơ bản về ứng phó thảm họa” ra đời hơn nửa thế kỷ trước, chính phủ Nhật Bản đã thiết lập một hệ thống dự phòng cần thiết phòng khi thiên tai ập đến. Mỗi gia đình đều có sẵn bộ dụng cụ cứu hộ cơ bản cần thiết khi có thảm họa xảy ra. Mỗi hộ gia đình đều phải tự tích trữ trong nhà những vật dụng cứu hộ cơ bản gọi là “túi phòng chống thiên tai” với đèn pin, thuốc, khẩu trang, dây thừng… và thực phẩm đủ cho cả nhà sử dụng trong vòng 3 ngày đến 1 tuần. Mỗi địa phương phải thành lập những trung tâm cứu nạn riêng được trang bị: mũ bảo hiểm, lều trại, chăn chiếu, máy phát điện, đèn pin, thực phẩm… để kịp thời phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân trong lúc cấp bách.

Sau thảm hoạ động đất năm 2011, Nhật Bản đã quyết định chọn ngày 1/9 là Ngày Phòng chống thảm hoạ quốc gia. Vào ngày này, hầu hết người dân Nhật Bản sẽ tham gia diễn tập thực tế với kịch bản các trận động đất mạnh xảy ra bao gồm sơ tán, vận chuyển người bị thương và các nhóm y tế giữa sân bay và các cơ sở của lực lượng phòng vệ sử dụng máy bay trực thăng và máy bay vận tải. Kỹ năng chống chọi với thảm họa rất được đề cao tại Nhật, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Trẻ em nước này ngay từ nhỏ đã thường xuyên được tham gia những buổi diễn tập về cách ứng phó với thiên tai.

Báo chí nước ngoài nhấn mạnh yếu tố “con người” trong các thảm họa thiên nhiên ở Nhật Bản. Trong tình thế nguy cấp, 50 công nhân đã tình nguyện ở lại cứu nhà máy Fukushima để ngăn chặn tình trạng phóng xạ đang lan tràn, bất chấp việc làm này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Họ được tôn vinh là những samurai cảm tử thời hiện đại. Từ các hình ảnh được truyền đi khắp thế giới, mọi người không nhìn thấy quá nhiều sự tang thương, vật vã đau khổ của người dân mà trên hết là tinh thần đoàn kết, sự lạc quan đáng nể của người dân mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Không giống như ở một số nước khác sau thảm họa, ở Nhật không thấy cảnh “đục nước béo cò”, trộm cướp, hôi của… Dù rất đói, rất khát, họ vẫn xếp hàng để chờ được nhận hàng lương thực theo thứ tự. Mọi người chia nhau đồ cứu trợ, động viên nhau, không một tiếng phàn nàn hay oán trách. Các siêu thị của Nhật cũng giảm giá mạnh, thay vì tăng giá trong lúc khó khăn để trục lợi. Trên sân ga giá lạnh, nhiều người mệt mỏi chờ tàu khi hệ thống giao thông tê liệt thật ấm lòng khi vài người vô gia cư mang thùng các tông đến để trải ra ngồi cho đỡ lạnh.

Người Nhật ngồi dọc theo các hành lang lên xuống, nhưng vẫn đảm bảo đoạn giữa trống và người khác có thể đi lại được. Thậm chí khi đi đến đèn xanh đèn đỏ, mọi người vẫn kiên nhẫn đứng chờ đèn hiệu, trật tự, không hoảng loạn. Mọi thứ đều rất tồi tệ nhưng thế giới vẫn nhận thấy ở người Nhật Bản ánh lên niềm tin vào cuộc sống. Thảm họa thiên nhiên có thể sẽ kinh khủng, tồi tệ hơn nhiều nếu tiếp thêm vào đó là lòng ích kỷ, sự hoảng loạn, tranh cướp của con người./.