Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong năm 2021 tiếp tục phải đối mặt với những hệ lụy chưa từng có từ đại dịch Covid-19. Hoạt động sản xuất kinh doanh toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn.

ĐTNN 10 tháng năm 2024 theo tháng

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 17,1 tỷ USD, chiếm gần 62,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và gần 1 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,3%) và số lượt giao dịch GVMCP (chiếm 41,9%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 66,8%).

ĐTNN 10 tháng năm 2024 theo địa phương

Tính lũy kế đến tháng 10 năm 2024, cả nước có 41.501 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 492,26 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 316,76 tỷ USD, bằng 64,3% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

(chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 41,67 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư).

[1] Đầu tư của Singapore chủ yếu là đầu tư mới và điều chỉnh vốn, chiếm tương ứng 63,8% và 26,8% tổng vốn đầu tư của Singapore trong 10 tháng.

[2] Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn (Singapore) tại Bắc Ninh điều chỉnh mở rộng dự án thêm 1,07 tỷ USD.

BÁO CÁO NHANH TÌNH HÌNH THU HÚT

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI 08 THÁNG NĂM 2024

Tính đến 31/08/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính lũy kế đến ngày 31/08/2024, cả nước có 41.142 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 491,39 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 311,33 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

I.   VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Tính tới hết tháng 8 năm 2024, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 14,15tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu: Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt hơn 189,8 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ, chiếm 72,2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 188,5 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, chiếm 71,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 157 tỷ USD, tăng 16,9% so cùng kỳ và chiếm 63,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung trong 8 tháng năm 2024, khu vực ĐTNN xuất siêu hơn 32,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu hơn 31,5 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 16,5 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 8 năm 2024, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngoài GVMCP giảm thì đầu tư mới và điều chỉnh vốn tăng so với cùng kỳ. Cụ thể:

Đăng ký mới: Có 2.247 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (tăng 8,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12tỷ USD (tăng 27% so với cùng kỳ).

Điều chỉnh vốn: Có 926 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 4,9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 5,7 tỷ USD (tăng 14,8% so với cùng kỳ).

Góp vốn, mua cổ phần: Có 2.196 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 7,8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,81 tỷ USD (giảm 40,9% so với cùng kỳ).

ĐTNN 8 tháng năm 2024 theo tháng

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 14,17 tỷ USD, chiếm hơn 69% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,36 tỷ USD, chiếm gần 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 77,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 844,9 triệu USD và hơn 761,9 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 34,3%) và điều chỉnh vốn (chiếm 66,1%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch GVMCP cao nhất (chiếm 41,9%).

Cơ cấu ĐTNN 8 tháng năm 2024 theo ngành

Đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,79 tỷ USD, chiếm gần 33,1% tổng vốn đầu tư, tăng 75,5% so với cùng kỳ 20233. Hồng Kông đứng thứ hai với 2,4 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng vốn đầu tư, tăng 43,7 so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,5%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,5%) và GVMCP (chiếm 25,9%).

ĐTNN 8 tháng năm 2024 theo đối tác

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 8 tháng năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,47 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 2,94 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Quảng Ninh với gần 1,78 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,3 lần so với cùng kỳ. TP Hồ Chí Minh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,76 tỷ USD, chiếm gần 8,6% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng,…

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới

(chiếm 40,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 14,6%) và GVMCP (chiếm gần 70,4%).

ĐTNN 8 tháng năm 2024 theo địa phương

2.  Nhận xét về tình hình đầu tư nước ngoài trong 8 tháng năm 2024.

3.   Tình hình ĐTNN luỹ kế tới hết tháng 8 năm 2024

II.      VỀ ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

Trong 8 tháng năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 75 dự án mới và 17 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 147,3 triệu USD (bằng 35,4% so với cùng kỳ).

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (chiếm 39,8% vốn), công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 19,7% vốn); bán buôn, bán lẻ (chiếm 16,8% vốn). Còn lại là các ngành khác.

Có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 8 tháng năm 2024. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Hà Lan (37,1%); Lào (25,7%); Anh (13,4%); Hoa Kỳ (12,7%);…

Lũy kế đến tháng 8 năm 2024, Việt Nam đã có 1.757 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 22,26 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,7%); Campuchia (13,2%); Venezuela (8,2%);…