Dự án Khu đô thị, dịch vụ tổng hợp Đức Việt (Khu đô thị Đức Việt) do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Việt (Tập đoàn Đức Việt) làm chủ đầu tư, có quy mô 8,35ha, tổng mức đầu tư gần 990 tỷ đồng.
Chủ đầu tư đã thi công khi chưa có giấy phép xây dựng, không có thông báo khởi công
Chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Cụ thể, tổng tiền sử dụng đất Tập đoàn Đức Việt phải nộp ngân sách Nhà nước là hơn 140,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm thanh tra, chủ đầu tư mới chỉ nộp ngân sách hơn 85,5 tỷ đồng, còn hơn 54,5 tỷ đồng chưa thực hiện.
Bên cạnh đó, tính đến tháng 6/2019, Tập đoàn Đức Việt phải nộp ngân sách Nhà nước thêm gần 121 tỷ đồng tiền chậm nộp tiền sử dụng đất.
Công tác lập hồ sơ thanh toán giai đoạn cũng được thanh tra chỉ rasai phạm khi áp dụng sai hệ số, định mức, dẫn tới giá trị phải giảm trừ sau thanh tra hơn 18,5 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện dự án là đến quý III/2015, nhưng đến nay vẫn chỉ là những khu đất trống
Ngoài ra, thanh tra cũng chỉ ra những dấu hiệu của việc chủ đầu tư huy động vốn trái phép khi chưa thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án, nhưng đã ký thoả thuận giữ chỗ và nhận tiền đặt cọc của người dân.
Trước đó, ngày 29/6/2016, dự án này được Thanh tra tỉnh Bắc Ninh chỉ ra nhiều thiếu sót nhưng sau đó công tác khắc phục không được thực hiện triệt để.
Nhằm đảm bảo tính ổn định ở địa phương và quyền lợi của người dân mua đất tại dự án, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong quý III/2020.
Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thiện các thủ tục về đất đai, đầu tư, xây dựng và nghĩa vụ tài chính để tổ chức thực hiện và triển khai dự án trong năm 2020.
Giảm trừ khi quyết toán công trình số tiền 18,5 tỷ đồng do áp dụng sai hệ số, định mức, lập hồ sơ quyết toán công trình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Trường hợp Tập đoàn Đức Việt không thực hiện đúng cam kết, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền tịch thu tiền ký quỹ và thu hồi dự án không bồi thường.
Từ một công ty nhỏ, biến thành tập đoàn đa ngành, liên tiếp trúng thầu nhiều dự án 'khủng', nhưng lợi nhuận lại quá ít, còn vốn thì tăng nhanh đến chóng mặt, gấp 200 lần chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là những câu chuyện khó hiểu đầy nghịch lý xảy ra ở Tập đoàn Thuận An.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tiền thân là Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, thành lập từ năm 2004, do ông Nguyễn Duy Hưng làm chủ tịch. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện, năng lượng tái tạo, bất động sản. Những năm gần đây, Thuận An trúng hàng chục gói thầu xây lắp trên toàn quốc.
Theo một số nguồn dữ liệu, riêng trong giai đoạn 2019 đến nay, Tập đoàn Thuận An từng tham gia khoảng 51 gói thầu (hình thức trực tuyến), trong đó trúng 39 gói thầu, trượt 8 gói và 4 gói vẫn chưa có kết quả.
Tổng giá trị của các gói trúng thầu là 22.612 tỷ đồng. Trong số này, đáng chú ý có hơn 8.272 tỷ đồng thuộc về các gói chỉ định thầu.
Dữ liệu cũng cho thấy tổng giá trị trúng thầu độc lập chỉ hơn 144 tỷ đồng, còn lại đa phần Thuận An tham gia dưới hình thức liên danh.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đài Hà Nội, chỉ trong 4 năm, Tập đoàn Thuận An đã trúng 32 gói thầu tổng giá trị là gần 19.000 tỷ đồng. Trong đó, ước tính 7 gói thầu do các Ban quản lý dự án của Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư trị giá gần 8.600 tỷ đồng; 22 gói thầu có chủ đầu tư là các Ban quản lý dự án, đi qua 11 tỉnh thành gồm Quảng Nam, Bắc Giang, Hậu Giang, Hà Nội, TP.HCM, Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Tháp, Phú Yên, Đắk Lắk, Nghệ An, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, ước tính trị giá gần 9.500 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, những gói thầu có tên Thuận An có thể kể đến là gói thầu số 5 thi công xây dựng dự án sửa chữa cầu Thăng Long, trúng thầu vào tháng 7/2020 với giá 242.846 tỷ đồng; gói thầu số hai của dự án cầu Vĩnh Tuy 2.
Tại TP.HCM, ngày 25/12/2023, Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu XL5 xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua thành phố Thủ Đức (từ Km23+550 đến Km25+985). Giá trúng thầu là 2.303.529.602.150 đồng, giảm 1.976.170.967 đồng so với 2.305.505.773.117 đồng dự toán, tức chỉ số tiết kiệm chưa đầy 0,1%.
Chỉ tính riêng tại Tuyên Quang, năm 2023, Thuận An trong vai trò liên danh đã trúng gói thầu số 26 tại dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (giai đoạn 1); đồng thời, trúng gói thầu 846.64 tỷ đồng thi công gần 7 km cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.
Tại Lạng Sơn, liên danh Công ty Cổ phần xây dựng Xuân Quang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An - TAG và Công ty Cổ phần Vinadelta trúng thầu gói số 7 thi công xây dựng đoạn từ Km18 - Km43, dự án nâng cấp đoạn Km18 - Km43, QL4B do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lạng Sơn làm chủ đầu tư, giá trị gói thầu 878 tỷ đồng. Hay tại thành phố Hải Phòng, Tập đoàn Thuận An vượt qua nhiều thương hiệu có tiếng, được lựa chọn là nhà thầu chính thi công cầu dây văng Máy Chai nối từ mương Cầu Tre (Ngô Quyền) sang đảo Vũ Yên (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) với tổng kinh phí trên 2.000 tỷ đồng.
Còn tại thành phố Đà nẵng, Thuận An trong vai trò liên danh cũng là nhà thầu thực hiện dự án với giá trị hợp đồng gần 120 tỷ đồng để xây dựng nút giao thông Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, thuộc dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.
Ở Phú Yên, doanh nghiệp này đã từng trúng gói thầu số 01EC thuộc dự án nút giao thông khác mức đường số 2 khu đô thị Nam thành phố; dự án đường Nguyễn Văn Linh, trúng thầu tháng 3/2019 với giá 496.034 tỷ đồng.
Ở Nghệ An, doanh nghiệp này trúng gói thầu số 14 thuộc dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A đoạn Km301+500 - Km333+200, với giá trúng thầu là 60.006 tỷ đồng.
Trong dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn, Tập đoàn Thuận An đã trúng gói thầu XL10 vào tháng 12/2019 với giá 639.407 tỷ đồng. Cũng trong vai trò liên danh, Thuận An nhiều lần tham gia sơ tuyển các dự án cao tốc Bắc - Nam như dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Sau khi khởi tố vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, Bộ Công an đã yêu cầu hàng loạt địa phương như Đăk Lăk, Phú Yên cung cấp hồ sơ liên quan đến các gói thầu của Thuận An.
Dự án Khu đô thị Đức Việt rơi vào tình trạng "đắp chiếu" nhiều năm nay
Đến tháng 10/2007, UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép 2 công ty chia tách từ Tập đoàn Đức Việt tiếp tục thuê khoảng 5,4ha đất để thực hiện Dự án Dạy nghề và đào tạo lái xe và dự án chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc. Phần diện tích còn lại khoảng 8,35ha, Tập đoàn Đức Việt thuê để thực hiện Dự án Thương mại dịch vụ và du lịch sinh thái.
Tháng 1/2008, Tập đoàn Đức Việt được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng cho thuê đất, đồng thời bàn giao đất tại thực địa.
Đến ngày 20/5/2008, UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục cho phép Tập đoàn Đức Việt chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất trên từ chức năng thương mại dịch vụ và du lịch sinh thái sang mục đích xây dựng khu nhà ở.
Năm 2009, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt quy hoạch dự án.
Theo chứng nhận đầu tư, tiến độ thực hiện Khu đô thị Đức Việt đến quý III/2015. Tuy nhiên, đến tháng 8/2014, Tập đoàn Đức Việt mới phê duyệt được dự toán phần hạ tầng kỹ thuật, với giá trị dự toán 110,7 tỷ đồng.
Từ cuối năm 2016 đến nay, dự án rơi vào tình trạng "án binh bất động", chưa triển khai trở lại.
Trong quá trình thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt sai phạm tại dự án này. Cụ thể, Chủ đầu tư của dự án chưa có đủ hồ sơ pháp lý của dự án như văn bản về phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, hồ sơ thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở, hồ sơ thẩm định thiết kế, dự toán bản vẽ thi công, hồ sơ năng lực của nhà thầu thi công...
Đáng chú ý, chủ đầu tư đã thi công một số hạng mục khi chưa có giấy phép xây dựng, không có thông báo khởi công.