Quản lý nhà hàng khách sạn là ngành gì, ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc không, tỷ lệ thất nghiệp thế nào, học ngành này ra làm gì… Để có một khởi đầu ít bỡ ngỡ và toàn tâm theo đuổi lâu dài lĩnh vực Quản lý nhà hàng khách sạn, trước hết, bạn cần có cái nhìn bao quát lẫn chi tiết về cơ hội nghề nghiệp và đối tượng theo học của ngành này. Vậy hãy cùng huongnghiepaau.com giải đáp nhanh các câu hỏi xoay quanh ngành Quản lý nhà hàng khách sạn trong bài viết sau đây nhé.

Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Tiếng Anh Là Gì?

Dù là “Quản lý nhà hàng khách sạn” hay “Quản trị nhà hàng khách sạn” thì trong tiếng Anh, cụm từ phổ biến sẽ là Hotel and Restaurant Management.

Quản trị nhà hàng khách sạn tiếng Anh là Hotel and Restaurant Management (Nguồn ảnh: Babylon Premium Hotel & Spa)

I. Tầm quan trọng của quản lý dịch vụ nhà hàng trong khách sạn

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc quản lý dịch vụ nhà hàng hiệu quả là yếu tố quyết định đến sự thành công của một khách sạn. Một nhà hàng được quản lý tốt không chỉ đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách hàng mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu, tăng tỷ lệ khách hàng quay lại và giới thiệu.

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng, góp phần xây dựng lòng trung thành và tạo tiếng vang tích cực cho thương hiệu.

Tăng doanh thu: Một nhà hàng được quản lý tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động: Quản lý hiệu quả giúp tối ưu hóa các nguồn lực, giảm thiểu chi phí và tăng năng suất lao động.

II. Chiến lược quản lý nhà hàng hiệu quả

1. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp:

Xây dựng chương trình đào tạo bài bản: Đào tạo nhân viên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng phục vụ, quy trình làm việc và văn hóa doanh nghiệp.

Phát triển kỹ năng mềm: Tập trung vào việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng với tình huống.

Đánh giá và phát triển: Thực hiện đánh giá hiệu suất thường xuyên để nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp.

2. Quản lý thực đơn và nguyên liệu:

Lựa chọn thực đơn phù hợp: Xây dựng thực đơn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, đồng thời phù hợp với định vị của nhà hàng.

Kiểm soát chất lượng nguyên liệu: Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tươi ngon, và áp dụng các phần mềm quản lý kho để tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu.

Cập nhật xu hướng: Thường xuyên cập nhật các xu hướng ẩm thực mới để tạo ra những món ăn độc đáo và thu hút khách hàng.

3. Tối ưu hóa dịch vụ khách hàng:

Lắng nghe phản hồi: Tích cực thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng thông qua các kênh như bảng khảo sát, mạng xã hội, hoặc trực tiếp khi phục vụ.

Áp dụng công nghệ: Sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng (CRM) để theo dõi hành vi, sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi phù hợp.

Xử lý khiếu nại: Xây dựng quy trình xử lý khiếu nại rõ ràng, nhanh chóng và chuyên nghiệp để chuyển hóa những khách hàng không hài lòng thành những khách hàng trung thành.

4. Quản lý giao tiếp với khách hàng:

Xây dựng chính sách phục vụ chuyên nghiệp: Đào tạo nhân viên giao tiếp lịch sự, thân thiện, giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh.

Sử dụng CRM: Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết.

Cá nhân hóa dịch vụ: Tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho từng khách hàng dựa trên sở thích và nhu cầu của họ.

Nhược Điểm Của Ngành Quản Trị Khách Sạn

Để trả lời cho câu hỏi “Quản trị khách sạn có khó không?”, hãy cùng tìm hiểu một số khó khăn, áp lực mà nhân sự làm việc trong ngành này có thể gặp phải.

Đặc thù của ngành Quản trị khách sạn là không làm cố định theo giờ hành chính 8 giờ sáng – 5 giờ chiều, mà sẽ làm theo ca (ca sáng, ca chiều, ca đêm, ca gãy…). Bên cạnh đó, do tính chất công việc nên bạn có thể phải tăng ca những khi cao điểm, phải trực ca đêm, ăn uống thất thường…, dẫn tới có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, nếp sinh hoạt thường ngày.

Áp lực về thời gian, sức khỏe là một trong những nhược điểm của ngành Quản trị khách sạn (Nguồn ảnh: Sunrise Nha Trang Beach Hotel & Spa)

Không chỉ vậy, một số vị trí sẽ phụ trách công việc chân tay khá vất vả ở giai đoạn khởi đầu. Ví dụ, theo lời anh Nguyễn Trung Kiên, Giám sát buồng phòng tại Mường Thanh Luxury Hạ Long Centre, trung bình anh phải dọn dẹp từ 10 – 13 phòng/ngày khi làm ở TP.HCM và ít nhất 14 phòng/ngày khi làm tại Quảng Ninh. Con số này giúp bạn hình dung ra khối lượng công việc cực kỳ lớn, phải chạy đua với thời gian và đòi hỏi nhiều sức lực.

Quản trị khách sạn có khó không, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những tác động về mặt tinh thần mà công việc này có thể đem lại. Đặc thù của ngành này là đòi hỏi giao tiếp, xử lý tình huống với khách hàng nên trong một ca làm việc, có thể bạn phải đối mặt với những trường hợp như khách phàn nàn về món ăn, khách kiếm cớ để được miễn phí… Các sự cố này có thể khiến bạn khá đau đầu để giải quyết triệt để, đòi hỏi phải có sức bền dẻo dai về mặt tâm lý.

Không ít bạn vẫn suy nghĩ học Quản trị khách sạn ra là sẽ làm quản lý ngay, nên khi vừa tốt nghiệp, các bạn kỳ vọng bản thân đã đủ sức đảm nhận chức vụ cao trong khách sạn, nhà hàng. Chính “ảo tưởng” này dẫn đến tâm lý hụt hẫng, thất vọng khi không tìm được việc phù hợp với năng lực, hoặc phải khởi đầu ở vị trí thấp như phục vụ bàn, dọn phòng… dù học cao, khiến nhiều bạn dễ bỏ cuộc.

“Quản trị khách sạn có khó không?”, câu trả lời phụ thuộc ở năng lực và quyết tâm phấn đấu của bạn (Nguồn ảnh: Starcity Hotel & Condotel Beachfront Nha Trang)

Tỷ Lệ Thất Nghiệp Quản Trị Khách Sạn

Trải qua thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, hiện các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đang dần sẵn sàng quay lại “đường đua”. Khảo sát từ JobsGO trong năm 2022 cho thấy, 65.2% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, tạo nên một cuộc “đại tuyển dụng” diễn ra trên toàn quốc đối với nhân lực cung ứng cho ngành Nhà hàng Khách sạn.

Tỷ lệ thất nghiệp ngành Quản trị khách sạn cao hay thấp? (Nguồn ảnh: Vinpearl Resort & Spa Nha Trang Bay)

Ngoài ra, đại diện từ Savills Hotels cho biết trong thời gian tới, thị trường dự kiến sẽ chào đón vô số dự án mang thương hiệu quốc tế đi vào hoạt động ở các điểm du lịch quen thuộc như Best Western Plus Marvella Nha Trang, Radisson Resort Phan Thiết, Regent Phú Quốc, Voco Hotel Đà Nẵng, Mercure Đà Lạt…, tạo ra nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn. Vì thế, tỷ lệ thất nghiệp ngành Quản trị khách sạn được kỳ vọng sẽ giảm mạnh trong tương lai.

Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn Là Gì?

Quản lý nhà hàng khách sạn (còn gọi là Quản trị nhà hàng khách sạn) bao gồm các hoạt động về hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra mọi cá thể và hoạt động, quy trình diễn ra trong cơ sở kinh doanh lưu trú và ẩm thực như khách sạn, resort, nhà hàng, trung tâm hội nghị tiệc cưới…

Quản lý nhà hàng khách sạn là gì? (Nguồn ảnh: Caravelle Saigon)

Nếu định nghĩa theo “ngành học”, thì Quản trị khách sạn (bao gồm cả nhà hàng) là ngành học thiên về giảng dạy nghiệp vụ phục vụ, kỹ năng quản lý, tổ chức và vận hành các hoạt động trong khách sạn, từ lên kế hoạch kinh doanh cho đến quản trị chất lượng dịch vụ, tài chính, nhân sự và những hoạt động kiểm tra và giám sát các khu vực trong khách sạn.

Khi học Quản trị khách sạn, Quản lý nhà hàng khách sạn…, bạn sẽ được học về nghiệp vụ phục vụ, kiến thức quản lý và kỹ năng mềm. Sau khi đi làm một thời gian, ứng dụng nghiệp vụ thành thạo, tích lũy đủ kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, kèm theo một số tố chất cần thiết khác, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí cao hơn như trưởng ca, giám sát, quản lý… với mức lương đáng mơ ước.