Cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số
Thực trạng chuyển đổi số hiện nay
Theo Gartner, có đến hơn 91% doanh nghiệp tham gia các sáng kiến kỹ thuật số, trong đó có 87% lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao cho rằng số hóa là ưu tiên hàng đầu. Trong 100 công ty tham gia làm khảo sát thì có 89 công ty đã áp dụng chiến lược kinh doanh bằng hình thức triển khai công nghệ số.
Dự báo đến năm 2025, cứ bốn giám đốc điều hành doanh nghiệp thì có ba người sẽ thích ứng với thị trường số hóa và ngành mới bằng cách sử dụng nền tảng kỹ thuật số.
Theo báo cáo của Cisco & IDC về chỉ số tăng trưởng số hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại châu Á – Thái Bình Dương, 97% trong tổng số doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên các chiến lược kinh doanh của mình liên quan đến chuyển đối số.
Tại Việt Nam đại đa số đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi theo số liệu thống kê của Cục Thống kê, chỉ mới có 31% các doanh nghiệp chuyển đổi số ở giai đoạn, 53% đang quan sát và chỉ có 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này.
Nguyên nhân chính đến từ việc nhân lực số hóa không đạt yêu cầu (17%), thiếu nền tảng công nghệ chuẩn, phù hợp (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),…
Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp Việt Nam đón đầu xu hướng chuyển đổi số sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo tiền đề cho chiến lược phát triển thương hiệu và mở rộng quy mô doanh nghiệp sau này.
Các công nghệ chuyển đổi số phổ biến
Hãy cùng FPT IS điểm qua 10 công nghệ tốt nhất có thể giúp các tổ chức/doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số.
Thiết bị di động: Sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng để truy cập internet và sử dụng các ứng dụng.
Internet vạn vật (IoT): Kết nối các thiết bị vật lý với internet để thu thập dữ liệu và điều khiển từ xa.
Robot: Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành để hỗ trợ con người làm việc.
Trí tuệ nhân tạo và học máy: Sử dụng máy móc để mô phỏng trí thông minh của con người, giúp tự động hóa các tác vụ và đưa ra dự đoán chính xác.
Thực tế ảo tăng cường (AR): Bổ sung thông tin ảo vào môi trường thực tế, giúp hỗ trợ công việc và giải trí.
Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và thời gian thực: Thu thập, phân tích và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ để đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Blockchain: Lưu trữ dữ liệu an toàn và minh bạch, giúp tăng cường sự tin tưởng và bảo mật.
Tích hợp API: Tự động hóa các quy trình thủ công, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA): Công nghệ sử dụng phần mềm chuyển đổi số để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại trên máy tính.
Công nghệ điện toán đám mây: Cho phép lưu trữ dữ liệu và truy cập ứng dụng từ xa thông qua internet.
Sự khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số
Khái niệm chuyển đổi số và số hóa và chuyển đổi số có liên quan với nhau nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau:
– Sử dụng các giải pháp hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử để thay thế các quy trình giấy tờ truyền thống.
Xem thêm: Hệ thống Elearning là gì? Những thành phần trong E-learning
Liệu chuyển đổi số có thay thế con người không?
Không. Vì mục đích Chuyển đổi số là cho phép mọi người ở tất cả các lĩnh vực tiết kiệm thời gian làm những công việc dư thừa không hiệu quả.
Công nghệ là sự bổ sung và hỗ trợ những gì con người cần, chứ không thể thay thế khả năng suy nghĩ sáng tạo, phản biện, lên chiến lược và mở rộng khả năng mối quan hệ giữa con người với con người.
Chuyển đổi số là một hành trình dài và đầy thử thách. Bằng cách nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, các tổ chức có thể tận dụng tối đa lợi ích của việc chuyển đổi số để nâng cao năng suất, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn về chuyển đổi số, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY để được đội ngũ chuyên gia của FPT IS liên hệ tư vấn chi tiết.
Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.
Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, là cuộc cách mạng của toàn dân.
Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra và đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mỗi người cũng cần không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình.
Chính quyền số : Là Chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn.
Xã hội số : là xã hội có công dân số tham gia vào vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số… Mời đọc thêm tài liệu tại đây
Câu hỏi thường gặp về chuyển đổi số
Các câu hỏi về chuyển đổi số rất quan trọng. Vì chúng giúp các tổ chức xác định mục tiêu, xác định những trở ngại tiềm ẩn và phát triển một kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu.
Khó khăn trong chuyển đổi số của doanh nghiệp
Bất cứ khi nào một doanh nghiệp trải qua sự thay đổi, họ sẽ phải trải qua nhiều thách thức và khó khăn khác nhau. Điều này cũng áp dụng cho chuyển đổi số. Trong quá trình này, các tổ chức có thể phải đối mặt với một số khó khăn trong chuyển đổi số, có thể kể đến như:
Thiếu chiến lược quản lý thay đổi tổ chức
Hầu hết những lãnh đạo cấp cao đều là những người có thâm niên nhất định trong lĩnh vực của họ. Trong trường hợp nếu họ chưa có thể thực sự thích ứng được với sự thay đổi chóng mặt của cách mạng công nghệ, việc đề ra một chiến lược để thay đổi cơ cấu doanh nghiệp ứng dụng kỹ thuật số đối với họ là một việc vô cùng khó khăn, cần nhiều thời gian để hoàn thiện.
Thiếu nhân sự chuyên môn về công nghệ và chuyển đổi số
Khi một tổ chức hướng tới chuyển đổi số, họ sẽ thiếu nhân viên có đủ kỹ năng về quy trình chuyển đổi kỹ thuật số, an ninh mạng, kiến trúc ứng dụng cũng như các lĩnh vực CNTT và phi CNTT liên quan khác.
Do vậy, ban lãnh đạo cần xem xét mức độ phức tạp của các chiến lược chuyển đổi số, từ đó đưa ra bộ kỹ năng và kiến thức phù hợp để thực hiện những thay đổi nhân sự cần thiết.
Khi các doanh nghiệp áp dụng công việc từ xa, quy trình kỹ thuật số và công nghệ dựa trên đám mây, họ sẽ phải đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn. Do đó, họ được yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo mật cao hơn và cải thiện an ninh mạng để tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa. Không bảo vệ dữ liệu và các tài sản có giá trị khác của tổ chức có thể dẫn đến rủi ro và hậu quả tiêu cực rất lớn.
Áp lực về sự thay đổi liên tục của nhu cầu khách hàng
Ngay cả khi tổ chức nỗ lực nhiều năm để chuyển đổi số, nhu cầu của khách hàng vẫn có thể thay đổi trong suốt thời gian đó vì họ không ngừng tìm kiếm các dịch vụ nâng cao trải nghiệm của họ. Điều này có nghĩa là cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để triển khai các công nghệ kỹ thuật số mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của khách hàng.
Một thách thức khác của chuyển đổi kỹ thuật số là chi phí cao. Vì đây là một khoản đầu tư lớn nên các tổ chức cần lập kế hoạch ngân sách một cách cẩn thận và đưa ra chiến lược dài hạn để để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp, tối ưu hóa nguồn lực và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.