Tiêu chuẩn EU chính là việc đáp ứng các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa vào trong khu vực EU. Một số quy định của Liên minh EU đối khi tiến hành việc xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa:

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang EU

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

– Kết quả kiểm tra và các chứng chỉ khác (Healthy certificate, Giấy kiểm dịch động vật/thực vật,…)

Hồ sơ xin Giấy chứng nhận CE Marking cho hàng hóa đi Châu Âu

– Giấy yêu cầu chứng nhận: CE Application Form;

– Sơ đồ tổ chức của Doanh nghiệp;

– Các tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm xin chứng nhận;

– Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm;

– Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm, sản phẩm;

– Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận/chỉ đình (nếu có);

– Các thông tin này tổ chức đánh giá sẽ đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.

Bước 1: xác định chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng

Bước 2: xác định các yêu cầu chi tiết

Bước 3: thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn

Bước 4: cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)

Bước 5: tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking

Tuy nhiên thì với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:

Bước 6: chứng nhận lại tiêu chuẩn

Bước 7: đánh giá mở rộng thêm các chỉ tiêu khác

Bước 8: thậm chí có thể đánh giá đột xuất để tăng tính khách quan hơn

EUROCERT là một trong những tổ chức chứng nhận lớn nhất ở EU. Hiện nay, chúng tôi đã có hơn 60 công nhận và văn phòng hoạt động tại 40 nước trên thế giới. EUROCERT là Cơ quan thông báo được Ủy ban Châu Âu (Notified Body by European Commission) công nhận và cấp phép hoạt động mã số Notified Body 1128 (CE 1128). Chứng nhận của chúng tôi có giá trị và được công nhận ở tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu.

Tại Hà Nội Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 78 Nguyễn Hoàng, P. Mỹ Đình 2, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 024-39996088 Fax: 024- 62580411 Email: [email protected]

Tại Hồ Chí Minh Địa chỉ: Tầng 9, Số 68, Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028-62760286 Email: [email protected]

Tận dụng tốt những ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), xuất khẩu gạo sang EU tăng rất mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu.

Giá gạo tăng nhờ “giấy thông hành” EVFTA

Xuất khẩu gạo sang EU trong 4 tháng đầu năm nay đạt trên 30.000 tấn, với kim ngạch 23 triệu USD. Trong quý I/2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 22.500 tấn gạo sang thị trường này, thu về gần 18 triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khối EU, Italy đã vươn lên dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu tăng 26 lần so với cùng kỳ. Một số thị trường chủ lực khác là Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển…

Trong khi giá xuất khẩu gạo bình quân của cả nước giảm 12,1% trong quý I/2022, xuống 470 USD/tấn, thì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU lại ghi nhận mức tăng 9%, đạt 760 USD/tấn.

Với 27 nước thành viên, dân số hơn 500 triệu người, EU có nhu cầu nhập khẩu lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản (mỗi năm nhập khẩu hơn 160 tỷ USD) từ khắp nơi trên thế giới. Nông sản Việt hiện mới chiếm 4% thị phần ngành hàng nhập khẩu này của EU, riêng gạo mới chiếm hơn 1% thị phần.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU cao hơn mức trung bình ngành gạo là do chủng loại gạo xuất khẩu vào thị trường này chủ yếu là gạo thơm có giá trị cao. Dòng gạo thơm của Việt Nam được đánh giá là đang có thế mạnh để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.

Thời gian qua, Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng nhu cầu lương thực vẫn tăng mạnh. Kể từ thời điểm Covid-19 bùng phát trên toàn cầu (tháng 3/2020) cho đến cuối năm 2021, giá lương thực nói chung và giá gạo nói riêng đã tăng mạnh (giá gạo tăng hơn 100 USD/tấn) và các quốc gia đều gia tăng lượng gạo nhập khẩu, nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Năm 2021, việc thực thi EVFTA đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU, với sản lượng đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về lượng, nhưng tăng hơn 20% về kim ngạch so với năm 2020. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng thêm 10 - 20 USD/tấn.

Dư địa lớn cho mở rộng thị phần

EVFTA đi vào thực thi từ tháng 8/2020 mở ra nhiều thuận lợi cho nông sản xuất khẩu sang thị trường 27 nước thành viên EU, trong đó có mặt hàng gạo. Bước đầu, việc khai thác hiệp định thương mại tự do với EU để đẩy mạnh xuất khẩu được đánh giá là tích cực, khả quan, nhưng thực tế, gạo Việt vẫn chưa tiến sâu vào hệ thống phân phối tại đây, mà chủ yếu qua các đầu mối nhập khẩu châu Á và người Việt tại EU.

Hiện thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,1% tổng lượng gạo ngoại khối nhập khẩu vào EU.

Số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, EU nhập khẩu 3 - 4 triệu tấn gạo mỗi năm. Năm 2021, EU nhập khẩu 3,6 triệu tấn gạo; trong đó 1,6 triệu tấn giao dịch nội khối và 2 triệu tấn nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU. Như vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, bên cạnh thị trường truyền thống, doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU để tận dụng lợi thế từ EVFTA. Mặc dù lượng gạo xuất vào EU chưa lớn, nhưng giá bán duy trì ở mức cao, đạt khoảng 1.000 USD/tấn, nên đây vẫn là khu vực thị trường giá trị cao, rất tiềm năng cho doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, đạt chuẩn.

Trước thời điểm EVFTA có hiệu lực, gạo Việt xuất sang EU chịu thuế nhập khẩu khá cao. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan, nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nước khác được phân bổ hạn ngạch thuế quan như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakistan và các nước kém phát triển được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch như Lào, Campuchia, Myanmar.

Nhưng theo cam kết của EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm, gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, giúp Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn vào thị trường này mỗi năm.

Với nhu cầu ổn định, đặc biệt đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới, EU sẽ tiếp tục là thị trường nhiều tiềm năng với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được dự báo tiếp tục tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, nên đánh trúng thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu. Có lợi thế lớn trong việc tận dụng cơ hội EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo thơm sang EU là các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, được canh tác theo tiêu chuẩn cao như Lộc Trời, Tân Long, Trung An…

Tập đoàn Tân Long vừa ký kết với tỉnh An Giang về phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao để xuất khẩu sang các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao, nhằm nâng được giá trị xuất khẩu.

“Doanh nghiệp ưu tiên canh tác quy mô lớn các giống lúa có giá trị cao như ST21, ST24, ST25 và các giống lúa khác của Viện Giống Đồng bằng sông Cửu Long theo xu hướng canh tác xanh, canh tác gạo hữu cơ và cận hữu cơ trên cánh đồng lúa - tôm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, từng bước hình thành thương hiệu gạo quốc gia”, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long cho hay.

Năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường EU 104.000 tấn gạo, với trị giá 71,7 triệu USD, tăng 10% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2022.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, xuất khẩu gạo sang thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đạt gần 104.000 tấn với trị giá 71,7 triệu USD, tăng 10% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2022.

Với sản lượng xuất khẩu 104.000 tấn, đã vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm mà EU dành cho Việt Nam theo cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA).

Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp xuất khẩu gạo sang EU vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm của Hiệp định EVFTA. Năm 2022, Việt Nam xuất bán thành công 94.510 tấn gạo sang EU.

Như vậy, gạo Việt Nam đã được xuất bán tới 26/27 quốc gia thành viên EU Đứng đầu là Đức với khối lượng đạt 23.328 tấn, tăng 49,3% so với năm trước và chiếm 22,4% thị phần; tiếp theo là Ba Lan với 14.726 tấn, tăng tới 92% và chiếm 14,2% thị phần.

Đặc biệt, lượng gạo xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng từ 3 - 4 con số như: Hungary tăng 12 lần, Bulgaria tăng 730%, Hy Lạp tăng 483,3%, Bồ Đào Nha tăng 425%... Trong số các thị trường chính chỉ có Italy ghi nhận sự sụt giảm 78,5% xuống còn 6.876 tấn.

Như vậy, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU đã có bước tăng trưởng khá ấn tượng.

Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đang tận dụng tối đa lượng gạo xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan mà EU dành cho Việt Nam để hưởng thuế 0%. Đồng thời, chất lượng gạo của Việt Nam cũng ngày càng cải thiện và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính.

Theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.

Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU mỗi năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU.

Hiện, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 8 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gạo cho EU với thị phần chiếm 2,8% tổng nhập khẩu mặt hàng này của khu vực.

Bộ Công thương, xuất gạo sang EU về lượng tuy không lớn so với các thị trường khu vực khác nhưng giá trị gia tăng lại rất cao do 27 nước EU là thị trường tiêu thụ các sản phẩm gạo thơm chất lượng cao của Việt Nam. Đây là thị trường khó tính song sẵn sàng chi trả cao cho các sản phẩm có chất lượng.

Các doanh nghiệp lớn như Lộc Trời, Trung An,,,khai thác khá hiệu quả phân khúc gạo chất lượng cao tại EU. Riêng Lộc Trời đã thành công đưa sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng “Cơm Việt Nam Rice” lên kệ tại các hệ thống đại siêu thị của Pháp.

Theo đó, Hoa Kỳ vẫn là đối tác cung ứng mặt hàng này lớn nhất cho Đài Loan với tổng trọng lượng đạt 57,3 nghìn tấn chiếm 54,5% tỷ trọng. Kế đến là Thái Lan 28,8 nghìn tấn, 27,48% về tỉ trọng. Và Việt Nam vẫn giữ vững là đối tác cung ứng gạo lớn thứ 3 cho Đài Loan trong năm 2021 song chỉ đạt 15,49 nghìn tấn với kim ngạch đạt 8,52 triệu USD, giảm 14,87% về lượng và giảm 16,66% về kim ngach.

Thống kê của BOFT cũng cho thấy, trong 10 năm qua (2011~2021) Đài Loan đều không nhập đủ lượng 144,7 nghìn tấn gạo theo quota cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO.

Văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc

Thống kê cho thấy, xuất khẩu gạo sang EU trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt trên 30.000 tấn, với kim ngạch 23 triệu USD. Riêng trong quý I/2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 22.500 tấn gạo sang thị trường này, thu về gần 18 triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khối EU, Italy đã vươn lên dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu tăng 26 lần so với cùng kỳ. Một số thị trường chủ lực khác là Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển…

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị trường này giảm trong năm 2021.

Cam kết từ Hiệp định EVFTA nêu rõ, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm.

Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Do đó, với tấm vé thông hành từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đã có kết quả khởi sắc.

Theo các chuyên gia thương mại, do thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,1% trong tổng lượng gạo ngoại khối nhập khẩu vào EU nên Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng xuất khẩu vào thị trường này. Với mức giá cạnh tranh, chất lượng gạo ngày càng được cải thiện và những lợi thế từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong thời gian tới.

Dự báo, năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU dự báo còn tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu. Vì thế, việc tận dụng lợi thế EVFTA để xuất khẩu gạo thơm với thuế 0% nằm trong tay các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, được canh tác theo tiêu chuẩn cao như Lộc Trời, Tân Long, Trung An…

Phân tích nguyên nhân cản trở xuất khẩu gạo sang EU thời gian qua, các chuyên gia cho rằng bởi thuế suất EU áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao; đồng thời, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nước khác như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakistan được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan và các nước như Lào, Campuchia, Myanmar được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.

Tuy nhiên, theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU.

Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại châu Âu, cước vận tải biển vẫn duy trì ở mức cao có thể khiến việc khai thác các lợi thế của EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU gặp khó khăn trong năm 2022.