Từ đồng nghĩa với đứng đắn là gì? Từ trái nghĩa với đứng đắn là gì? Đặt câu với từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ đứng đắn
Cuộc trò chuyện với ánh nhìn ấm áp
Liệu chúng ta có thể trò chuyện một cách chân thành mà không cần nhìn nhau không? Nếu bạn nói chuyện với ai đó mà đối phương trả lời bằng đôi mắt nhìn chằm chằm vào điện thoại thông minh hoặc TV, hay nếu người đó không tập trung mà cứ nhìn sang chỗ khác thì bạn sẽ không muốn nói tiếp nữa. Không phải là quá lời khi nói rằng đôi mắt gắn liền với trái tim. Việc nhìn đi nơi khác khi đang nói chuyện không chỉ là hành vi thô lỗ mà còn giống như muốn nói những gì bạn nhìn còn quan trọng hơn người đang ở trước mặt bạn.
Một cuộc trò chuyện trọn vẹn sẽ đi kèm với ánh mắt ấm áp. Nhìn chăm chú vào mắt người nói là cách chắc chắn để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe, và đó cũng là thông điệp mạnh mẽ bày tỏ bạn muốn nghe điều họ nói. Nếu mở cửa sổ trái tim bằng ánh mắt thì mọi người sẽ nói ra những điều họ đang ấp ủ trong lòng. Ngay cả khi không phải là người giỏi ăn nói, bạn vẫn có thể mở ra cuộc trò chuyện chân thành nếu tập trung lắng nghe và giao tiếp bằng ánh mắt. Nếu ai đó nói chuyện với bạn lúc bạn đang tập trung vào điều gì đó, bạn có thể trả lời mà không cần nhìn họ. Tuy nhiên, nếu bạn tạm dừng việc đang làm, vừa nhìn đối phương vừa nói: “Tôi rất xin lỗi, nhưng chúng ta có thể nói chuyện khi tôi xong việc này được không?” thì người đó sẽ cảm thấy được tôn trọng.
Giao tiếp ánh mắt không có nghĩa là phải nhìn chằm chằm hoặc chỉ nhìn vào mắt của người nói trong suốt cuộc trò chuyện. Điều quan trọng là tạo ra bầu không khí ấm áp để người đối diện có thể nói chuyện một cách thoải mái. Bạn có thể di chuyển ánh nhìn một cách tự nhiên về phía trán, sống mũi và cằm của họ kèm theo một nụ cười nhẹ nhàng. Giống như đôi mắt của các vận động viên thi đấu trong bộ môn thể thao đối kháng khác với đôi mắt của người mẹ nhìn con mình, thì tùy thuộc vào trạng thái tấm lòng mà ánh nhìn cũng sẽ khác. Khi nói về những chủ đề không thoải mái chẳng hạn như tin buồn và không may, hoặc những câu chuyện nhắc đến lỗi lầm và thiếu sót của nhau, việc tránh nhìn vào mắt có thể giúp đối phương cảm thấy thoải mái hơn.
Khi phạt các con hoặc mỗi khi quan điểm của bạn khác với vợ/chồng, trao đi ánh mắt ấm áp sẽ giúp tình hình trở nên tốt hơn. Hành động nhíu mày, vẻ mặt lạnh lùng hoặc biểu cảm không hài lòng sẽ chặn đứng cuộc đối thoại. Nên tránh nhìn chằm chằm từ trên xuống dưới hoặc nhìn xuống ai đó vì hành động này gây cho đối phương cảm giác bị khinh thường.
Hãy nhìn lại xem đôi mắt của bạn đang trao thông điệp gì cho gia đình. Đôi mắt bạn có đang nói rằng TV hoặc điện thoại thông minh quan trọng hơn gia đình không? Đôi mắt bạn có đang khiến gia đình đóng lại tấm lòng vì cái nhìn đầy bực bội hoặc giận dữ không? Hãy gửi gắm tình yêu thương đến các thành viên trong gia đình quý giá của bạn qua đôi mắt sâu, ấm áp và truyền tải sự cổ vũ, động viên bằng đôi mắt lấp lánh, sống động của chúng ta. Nhờ đón nhận ánh mắt yêu thương từ mọi người mà chúng ta trưởng thành và có thêm sức mạnh để sống tiếp.
Bụi trên cửa sổ khiến chúng ta không thể phân biệt chính xác giữa thế giới bên ngoài khi nhìn từ bên trong, hay những điều ở bên trong khi nhìn từ bên ngoài. Cửa sổ vô hình của trái tim cũng vậy. Hãy thường xuyên làm sạch cửa sổ tâm hồn của chúng ta bằng sự thấu hiểu, bao dung và suy nghĩ tích cực. Khi cửa sổ trái tim thông thoáng và sạch sẽ, chúng ta có thể nhìn rõ thế giới tươi sáng và thể hiện trọn vẹn tấm lòng chân thành của mình với người kia. Khi hai đôi mắt như thế này nhìn nhau thì trái tim của cả hai cũng có thể kết nối với nhau.
Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim.
Ngày 25/10, Hội Khuyến học TPHCM tổ chức Ngày hội truyền thống hiếu học và kỷ niệm 15 năm chương trình học bổng khuyến tài đồng thời trao học bổng khuyến tài năm học 2015-2016.
Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Bí thư thành ủy TPHCM chúc mừng những sinh viên được hỗ trợ học bổng vừa tốt nghiệp xuất sắc đại học.
Tại ngày hội, bà Lê Minh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM, cho biết: “Học bổng khuyến tài còn được gọi là “Học bổng 1 và 1” là học bổng thực hiện theo phương thức một ân nhân (cá nhân hoặc đơn vị) tài trợ cho một sinh viên cụ thể suốt quá trình học đại học.
Học bổng này mang nặng nghĩa tình giữa người trao và người nhận. Bởi người trao học bổng không đơn thuần giúp về mặt tài chính mà còn theo dõi, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, sự thành đạt của sinh viên đã được mình giúp đỡ. Người nhận học bổng cũng không đơn thuần chỉ nhận tiền mà còn nhận cả sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ về tinh thần để vượt qua khó khăn. Chính vì vậy mà những người tham gia chương trình học bổng còn gọi là học bổng từ trái tim”.
Theo bà Lê Minh Ngọc: "Từ 5 sinh viên nhận tài trợ học bổng “1 và 1” vào năm 2000, sau 15 năm đã có 2.175 sinh viên nhận học bổng này với số tiền trao học bổng lên đến hơn 17 tỷ đồng. Trong đó có 106 trong số 1.175 sinh viên đã tốt nghiệp loại giỏi, hai người là tiến sĩ và 47 thạc sĩ.
Những sinh viên vượt khó hiếu học ngày nào đã lớn lên, trưởng thành, nay là những bác sĩ, nhà giáo, kỹ sư, cán bộ chủ chốt của thành phố. Chương trình học bổng khuyến tài thật sự là một chương trình góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xã hội".
Trao cờ truyền thống của Câu lạc bộ Khuyến tài cho thế hệ đàn em.
Phát biểu tại ngày hội, PGS.TS Lương Ngọc Toản, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng chương trình học bổng khuyến tài mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp hàng ngàn sinh viên có nguy cơ bỏ học vì gia đình khó khăn được tiếp tục con đường học tập của mình. Từ những hỗ trợ thiết thực, ân tình đó đã tạo động lực cho các sinh viên vượt qua khó khăn và thành đạt với nhiều ngành nghề khác nhau, đóng góp tích cực cho xã hội. Điều này góp phần hiệu quả vào việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập.
Các sinh viên được trao học bổng “1 và 1” năm học 2015-2016
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh rằng Thành ủy, UBND TP rất trân trọng những đóng góp của các cá nhân, tổ chức đã đồng hành cùng chương trình học bổng khuyến tài của Hội Khuyến học TPHCM. “Nghĩa cử cao đẹp và tấm lòng nhân ái của quý vị đã giúp hàng ngàn sinh viên khó khăn được tiếp tục học tập, tốt nghiệp đại học, có việc làm, cuộc sống ổn định, giúp thay đổi hoàn cảnh sống của nhiều gia đình".
Dịp này, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM cũng chúc mừng các sinh viên được hỗ trợ học bổng vừa tốt nghiệp đại học.
Cũng trong ngày hội truyền thống khuyến học, Thành hội Khuyến học TPHCM trao học bổng khuyến tài năm học 2015 - 2016 đến 744 sinh viên vượt khó học giỏi với số tiền gần 2 tỷ đồng.
Đôi mắt nói ra một cách thầm lặng
Theo giả thuyết được công bố bởi giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian, ngôn ngữ chỉ chiếm 7% trong giao tiếp, 93% còn lại là các yếu tố phi ngôn ngữ. Trong đó, tỷ lệ biểu cảm là 55% trong 93% các yếu tố phi ngôn ngữ. Yếu tố quan trọng để tạo nên biểu cảm dĩ nhiên là đôi mắt rồi. Giả sử nếu bạn nói: “Rất vui được gặp bạn” với khóe miệng nhếch lên nhưng các cơ quanh mắt không di chuyển theo biểu hiện của lời nói thì cảm giác chào đón sẽ không được truyền tải. So với lời nói, thông điệp được truyền tải qua đôi mắt mạnh mẽ hơn nhiều.
Mắt được thư giãn khi nhìn vào một vật thể mang lại cảm xúc tích cực hoặc cảm giác hài lòng, và lông mày lúc này sẽ cong lên. Khi mối quan hệ rạn nứt do hiểu lầm hoặc mâu thuẫn, bạn sẽ tránh ánh nhìn của người kia. Khi phạm lỗi hay cảm thấy xấu hổ, bạn sẽ không thể giao tiếp bằng mắt được. Khi tức giận, bạn sẽ ngước mắt lên và nhìn chằm chằm vào đối phương. Khi suy nghĩ điều gì đó hoặc khi nghi ngờ, bạn sẽ nheo mắt lại. Bạn sẽ mở to mắt khi ngạc nhiên, và cau mày khi cảm thấy phẫn nộ. Khi trong lòng đầy nỗi buồn, nước mắt sẽ trào ra. Ngoài ra, khi căng thẳng hoặc nói dối, bạn sẽ thường xuyên chớp mắt.
Đồng tử giúp điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt theo độ sáng xung quanh không chỉ phản xạ ánh sáng mà còn có chức năng gửi tín hiệu đến hệ thần kinh tự chủ. Nếu một người cảm thấy không thoải mái hoặc tức giận, đồng tử sẽ co lại và to ra khi bạn thích thú và quan tâm với những gì mình đang xem, hoặc học được điều gì đó mới mẻ và tuyệt vời. Đồng tử sẽ rung lên khi ngạc nhiên hoặc hoảng sợ.
Phản ứng ở mắt là phản xạ vô thức, tự động và nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Đó là lý do rất khó biểu đạt bằng mắt cho dù có thể mô tả điều đó bằng lời đi chăng nữa. Bạn có thể đọc được suy nghĩ của người kia qua đôi mắt chân thành và đồng thời người kia cũng có thể đọc được suy nghĩ của bạn.